Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), về lợi thế, thách thức của ngành nông nghiệp Việt Nam trước cơ hội này.
PHÓNG VIÊN: - Theo ông, ngành nông nghiệp Việt Nam có cơ hội, thách thức như thế nào khi EVFTA có hiệu lực?
Ông NGUYỄN QUỐC TOẢN: - EVFTA kỳ vọng sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất toàn cầu. DN Việt có khả năng tiếp cận với các thị trường tương đối rộng mở của các nước thành viên Liên minh châu Âu khi hầu hết các ngành hàng (đến 99,2% số dòng thuế) được đưa về mức thuế suất 0%. Đặt trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh của chúng ta tại thị trường châu Âu chưa có hiệp định thương mại riêng với EU thì EVFTA được xem là sẽ tạo ra những lợi ích kép cho DN Việt Nam.
Cà phê - mặt hàng xuất khẩu hưởng thuế suất 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực
Ảnh: CAO THĂNG
Ảnh: CAO THĂNG
EVFTA còn là cơ hội để Việt Nam chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, hoàn thiện thể chế theo hướng tích cực, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý, tạo thêm nhiều việc làm trong nước… Một cơ hội lớn khác, khi EU tăng cường hoạt động đầu tư vào Việt Nam sẽ là cơ hội cho nền nông nghiệp Việt Nam tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều thách thức mà các DN Việt phải vượt qua. Đó là phải đảm bảo tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ, lao động, kiểm soát gian lận thương mại. Sản phẩm sản xuất phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
- Khi EVFTA thực thi, người tiêu dùng Việt được lợi gì với những mặt hàng nông sản từ các nước EU; đồng thời DN nông nghiệp trong nước sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh như thế nào?
- Khi EVFTA được thực thi, Việt Nam sẽ giảm hầu hết các loại thuế cho hàng hóa của EU vào Việt Nam, trong đó có thực phẩm, đồ uống. Trước hết có thể nói người tiêu dùng Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội sử dụng thực phẩm và đồ uống châu Âu với chất lượng vượt trội, an toàn. Trong bối cảnh người tiêu dùng nước ta lo ngại với các loại thực phẩm kém an toàn, nhiều DN nước ngoài coi đây là cơ hội đầu tư, kinh doanh đầy tiềm năng trong việc sản xuất, phân phối các loại thực phẩm sạch tại Việt Nam.
- Khi EVFTA được thực thi, Việt Nam sẽ giảm hầu hết các loại thuế cho hàng hóa của EU vào Việt Nam, trong đó có thực phẩm, đồ uống. Trước hết có thể nói người tiêu dùng Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội sử dụng thực phẩm và đồ uống châu Âu với chất lượng vượt trội, an toàn. Trong bối cảnh người tiêu dùng nước ta lo ngại với các loại thực phẩm kém an toàn, nhiều DN nước ngoài coi đây là cơ hội đầu tư, kinh doanh đầy tiềm năng trong việc sản xuất, phân phối các loại thực phẩm sạch tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, hàng hóa chất lượng cao hiện diện tại thị trường trong nước ngày càng dễ dàng với giá cả cạnh tranh, cũng là thách thức để các nhà cung ứng nội địa phải tự thay đổi, đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu các DN Việt Nam không nhanh chóng đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, thì sản phẩm nhập khẩu sẽ chiếm lĩnh thị trường trong nước.
- Những mặt hàng nông nghiệp Việt nào có lợi thế để tăng tốc phát triển, thưa ông?
- Những mặt hàng Việt Nam đang xuất khẩu thô thì thuế không thay đổi nhiều, do đang ở mức thấp 0% - 5%. Nhưng những mặt hàng đã qua chế biến và chế biến sâu thì thuế sẽ chênh lệch nhiều khi EVFTA có hiệu lực, giảm từ mức trên dưới 10% hiện nay xuống 0%.
Đối với xuất nhập khẩu hàng nông thủy sản, Liên minh châu Âu là đối tác hàng đầu trên thế giới, nhập khẩu rất nhiều sản phẩm nông nghiệp từ các quốc gia trên thế giới. Như vậy, nhiều mặt hàng chiến lược, chẳng hạn thủy sản Việt Nam, sẽ tận dụng được lợi thế từ EVFTA khi hiểu rõ quy định về đảm bảo an toàn thực vật và kiểm dịch động thực vật.
Vì vậy, những DN nào tập trung vào khâu đầu tư chế biến sẽ càng thu được nhiều lợi nhuận từ việc cắt giảm thuế. Để tận dụng được những cơ hội của EVFTA, không chỉ DN mà bản thân cả các cơ quan hoạch định chính sách, hiệp hội ngành hàng, chính quyền địa phương và nông dân cần nâng cao nhận thức để đáp ứng được những tiêu chuẩn mới của EVFTA, sản xuất theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường, đặt biệt thị trường cao cấp.
- Hiện nay, nông nghiệp Việt Nam chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, cần làm gì để tận dụng được cơ hội này?
- Đúng là với quy mô sản xuất nhỏ lẻ và không có chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm, nông sản Việt Nam khó tiếp cận được với các thị trường có yêu cầu cao như EU. Để có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và đưa hàng nông sản Việt tới được với các thị trường đòi hỏi cao, người sản xuất bất kể ở quy mô lớn hay nhỏ đều phải tham gia vào chuỗi giá trị nông sản, trong đó chất lượng và an toàn thực phẩm phải là vấn đề tiên quyết. Từ đó, mới có thể tận dụng được tốt những cơ hội mà các FTA đem đến. Bên cạnh đó, DN cũng cần chú trọng đến các yếu tố quan trọng khác như tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, lao động, môi trường… được đặt ra trong nhiều FTA.
- Đúng là với quy mô sản xuất nhỏ lẻ và không có chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm, nông sản Việt Nam khó tiếp cận được với các thị trường có yêu cầu cao như EU. Để có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và đưa hàng nông sản Việt tới được với các thị trường đòi hỏi cao, người sản xuất bất kể ở quy mô lớn hay nhỏ đều phải tham gia vào chuỗi giá trị nông sản, trong đó chất lượng và an toàn thực phẩm phải là vấn đề tiên quyết. Từ đó, mới có thể tận dụng được tốt những cơ hội mà các FTA đem đến. Bên cạnh đó, DN cũng cần chú trọng đến các yếu tố quan trọng khác như tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, lao động, môi trường… được đặt ra trong nhiều FTA.