Fed tăng lãi suất lần thứ 10; Dầu kéo dài đà giảm

(ĐTTCO) – Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào thứ Tư (03/5) sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng lãi suất 25 điểm cơ bản như đã được dự đoán trước đó. Giá dầu giảm 4%, kéo dài đà giảm sâu từ phiên trước đó sau khi Fed tăng lãi suất và khi các nhà đầu tư lo ngại về nền kinh tế.
Fed tăng lãi suất lần thứ 10; Dầu kéo dài đà giảm

Dow đóng cửa thấp hơn 250 điểm

Khép phiên, chỉ số Dow Jones đóng cửa giảm 270,29 điểm, tương đương 0,80%, kết thúc ở mức 33.414,24. S&P 500 mất 0,70% còn 4.090,75. Nasdaq Composite trượt 0,46% xuống12.025,33. Các chỉ số ghi nhận chuỗi 3 ngày giảm.

Tâm lý lạc quan vào đầu phiên đã phần nào bị sứt mẻ sau khi Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell bác bỏ khả năng giảm lãi suất vì ông dự báo lạm phát sẽ giảm đủ nhanh.

Fed cho biết trong một tuyên bố: “Khi xác định mức độ củng cố chính sách bổ sung có thể phù hợp để đưa lạm phát trở lại mức 2%, Ủy ban sẽ tính đến tác động tích lũy từ việcthắt chặt chính sách tiền tệ, độ trễ mà chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và lạm phát, cũng như tài chính Mỹ.”

Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã chú ý đến điều mà Fed không đề cập đến trong tuyên bố sau cuộc họp lần này. Ngân hàng trung ương dường như đã làm “mềm hóa” giọng điệu của mình về việc tăng lãi suất trong tương lai bằng cách bỏ một dòng khỏi tuyên bố tháng 3 rằng, “Ủy ban dự đoán một số chính sách thắt chặt bổ sung có thể phù hợp.”

Ông Powell đã phát biểu với báo chí sau khi tuyên bố được đưa ra rằng việc loại bỏ dòng chữ đó là một “sự thay đổi có ý nghĩa” và quyết định vào tháng 6 của Fed sẽ được phụ thuộc bởi dữ liệu kinh tế sắp tới.

Ed Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda cho biết đợt tăng lãi suất hôm thứ Tư, đánh dấu lần tăng thứ 10 liên tiếp của ngân hàng trung ương, và “có thể sẽ là lần cuối cùng trong chu kỳ này.”

Chứng chỉ quỹ SPDR S&P Regional Banking ETF (KRE) giảm hơn 1%. Chứng chỉ quỹ ETF của ngân hàng khu vực đã giảm hơn 6% trong phiên giao dịch hôm thứ Ba. Cổ phiếu của PacWest sụt gần 2% sau khi bốc hơi khoảng 28% vào phiên hôm trước. Cổ phiếu của Western Alliance hạ4,4%.

Dầu giảm 4%

Kết phiên, dầu Brent giảm 2,99 USD, tương đương 4%, xuống 72,33 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từtháng 12/2021. Giá dầu Brent chạm đáy trong phiên là 71,70 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 20/3.

Trong khi dầu thô WTI lùi 3,06 USD, tương đương 4,3%, xuống 68,60 USD. Mức đáy trong phiên của WTI là 67,95 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 24/3.

Một ngày trước đó, cả hai loại dầu chuẩn đều mất 5%, phiên giảm lớn nhất kể từ đầu tháng Giêng.

Vào chiều thứ Tư, Fed đã tăng lãi suất thêm 1/4 điểm phần trăm, gây áp lực lên giá dầu khi các nhà đầu tư lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng.

Nhưng Fed cũng báo hiệu rằng họ có thể tạm dừng tăng thêm lãi suất, nhằm giúp các quan chức có thời gian đánh giá hậu quả từ những vụ sụp đổ ngân hàng gần đây, chờ giải quyết bế tắc chính trị về trần nợ của Mỹ và theo dõi lạm phát.

Các mối lo ngại về lĩnh vực ngân hàng đã trở lại nổi bật vào thứ Hai sau khi các nhà quản lý Hoa Kỳ tịch thu tài sản của First Republic, tổ chức tài chính lớn thứ ba của Hoa Kỳ phá sản trong vòng 2 tháng, với việc JPMorgan Chase & Co đồng ý mua lại 173 tỷ đô la các khoản vay của ngân hàng, 30 tỷ đô la chứng khoán và 92 tỷ đô la tiền gửi.

Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách vào thứ Năm.

Cũng góp phần gây áp lực lên giá dầu, dữ liệu của chính phủ cho thấy tồn kho xăng của Mỹ bất ngờ tăng 1,7 triệu thùng trong tuần trước. Trái ngược hoàn toàn so với dự đoán của các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò ý kiến của Reuters là mức giảm 1,2 triệu thùng.

Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 1,3 triệu thùng trong tuầntrước, cao hơn so với dự báo giảm 1,1 triệu thùng.

Tại Trung Quốc, dữ liệu cuối tuần qua cho thấy hoạt động sản xuất tháng 4 bất ngờ giảm tại quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới và là quốc gia mua dầu thô hàng đầu.

Morgan Stanley đã hạ dự báo giá dầu Brent xuống còn 75 USD/thùng vào cuối năm nay.

Các tin khác