Dow tăng hơn 300 điểm
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 341,73 điểm, tương đương 1,05%, đóng cửa ở mức 33.003,57. Đà leo dốc 11,5% của cổ phiếu Salesforce đã góp phần thúc đẩy chỉ số Dow nhờ lợi nhuận quý 4/2022 mạnh mẽ và triển vọng lạc quan trong tương lai.
S&P 500 tiến 0,76%, đạt 3.981,35. Trong khi, Nasdaq Composite cộng thêm 0,73%, kết thúc phiên ở mức 11.462,98.
S&P 500 và Nasdaq đã bị đè nặng hồi đầu phiên. Tuy nhiên, thị trường đảo chiều vào phiên giao dịch buổi chiều sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) khu vực Atlanta, Raphael Bostic, cho biết ông “kiên quyết” ủng hộ việc duy trì mức tăng 25 điểm cơ bản.
Lãi suất tăng cao hơn, với lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đạt đỉnh 4%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm đạt mức chưa từng thấy trong hơn một thập kỷ.
Chi phí lao động tăng và số người xin trợ cấp thất nghiệp giảm được báo cáo vào đầu ngày thứ Năm cho thấy khả năng Fed sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 0.25 điểm phần trăm vào cuối tháng này.
Phố Wall trước đó đã trải qua một phiên giao dịch đầy biến động với S&P 500 và Nasdaq Composite trượt dốc hồi thứ Tư, trong khi chỉ số Dow tăng nhẹ. Tuy nhiên, cả 3 chỉ số trung bình chính đều ghi nhận mức tăng từ đầu tuần đến nay, với chỉ số Dow được có thể khép lại chuỗi bốn tuần thua lỗ.
Sự gia tăng lợi suất trái phiếu và những lo ngại về khả năng nâng lãi suất mạnh hơn dự kiến từ Fed đã khiến các nhà đầu tư lo ngại trong những ngày gần đây, tạo ra một vết lõm trong đợt tăng giá vào đầu năm 2023.
Mặt khác, về tình hình kinh doanh của các công ty, cổ phiếu của Salesforce và Okta đã tăng vọt nhờ kết quả doanh thu và triển vọng mạnh mẽ trong tương lai. Trong khi đó, cổ phiếu của Silvergate Capital đã lao dốc hơn 57% sau khi công ty trì hoãn báo cáo thường niên 10-K.
Cổ phiếu Tesla, vốn phổ biến với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đã mất 5,8% sau khi công ty không tiết lộ thông tin chi tiết về bất kỳ phương tiện thế hệ tiếp theo nào trong ngày đầu tư rất được mong đợi vào hôm thứ Tư.
Dầu giảm đà tăng do lo ngại tăng lãi suất của châu Âu
Khép phiên, dầu thô Brent kỳ hạn tăng 33 cent, tương đương 0,41%, ở mức 81,08 USD/. Hợp đồng tương lai dầu thô WTI của Hoa Kỳ tăng 32 cent, tương đương 0,41%, ở mức 78,01 USD.
Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong hơn một thập kỷ vào tháng trước, dữ liệu kinh tế hôm thứ Tư cho thấy, điều này củng cố thêm bằng chứng về sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau khi dỡ bỏ các kiểm soát nghiêm ngặt về COVID-19.
Nhập khẩu dầu Nga bằng đường biển của Trung Quốc sẽ đạt mức cao kỷ lục trong tháng này do các nhà máy lọc dầu tận dụng lợi thế giá rẻ.
Tuy nhiên, thị trường đang chịu áp lực bởi kỳ vọng nâng lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày càng tăng sau khi giá tiêu dùng tăng mạnh hơn dự kiến ở Pháp, Tây Ban Nha và Đức.
Lạm phát khu vực đồng Euro đã tăng lên mức cao hơn dự kiến hàng năm là 8,5% trong tháng 2/2023, theo ước tính đầu tiên từ cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu (EU)c.
Biên bản cuộc họp của ECB hôm thứ Năm cũng gợi ý rằng họ có thể tiếp tục tăng lãi suất sau cuộc họp tháng 3 trong hai tuần nữa.
Tại Mỹ, dự trữ dầu thô tăng tuần thứ 10 liên tiếp cũng gây áp lực lên thị trường.
Tuy nhiên, xuất khẩu dầu thô kỷ lục của Hoa Kỳ đã giữ mức tăng dự trữ dầu thô thấp hơn so với những tuần gần đây, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) chia sẻ.