Giải bài toán rối loạn lãi suất?

Cơ chế điều hành lãi suất trong bối cảnh hiện nay đang tỏ ra bất cập với diễn biến lãi suất thực tế nội tệ trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM). Lạm phát tháng 5 dù giảm tốc, vẫn ở mức cao nên khó có cơ sở kéo giảm lãi suất ngay trước mắt. Tuy nhiên vấn đề này hiện đang nổi lên với nhiều ý kiến khác nhau về giải pháp. Gần đây, một lần nữa các chuyên gia của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia lại đưa ra ý kiến nên tăng dự trữ bắt buộc.

Cơ chế điều hành lãi suất trong bối cảnh hiện nay đang tỏ ra bất cập với diễn biến lãi suất thực tế nội tệ trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM). Lạm phát tháng 5 dù giảm tốc, vẫn ở mức cao nên khó có cơ sở kéo giảm lãi suất ngay trước mắt. Tuy nhiên vấn đề này hiện đang nổi lên với nhiều ý kiến khác nhau về giải pháp. Gần đây, một lần nữa các chuyên gia của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia lại đưa ra ý kiến nên tăng dự trữ bắt buộc.

Tăng dự trữ bắt buộc lên 5% (thậm chí cần thiết 10%), đồng thời bỏ quy định các NHTM chỉ được cho vay tối đa 80%/vốn huy động. Quan điểm này đã được đưa ra từ tháng 2-2011. Theo vị chuyên gia này, đây là giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề lãi suất và thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Lập luận này có thể giải thích một cách dễ hiểu như sau: Cứ 100 đồng vốn huy động được, các ngân hàng chỉ có thể cho vay 80 đồng, còn 20 đồng phải giữ tại quỹ ngân hàng. 20 đồng giữ tại quỹ từng ngân hàng không sinh lời, tăng chi phí đầu vào của ngân hàng và cũng không điều hòa vốn được cho toàn hệ thống (giống như các ao nước nhỏ không lưu thông). Nếu bỏ quy định này và tăng dự trữ bắt buộc, phần lớn trong 20 đồng đó phải nộp về Ngân hàng Nhà nước - NHNN (tập trung nước vào một chiếc hồ lớn), NHNN sẽ có nhiều vốn để chủ động bơm/hút điều hòa cho toàn hệ thống hoặc có lượng vốn lớn để bơm thẳng cho các ngân hàng khó khăn thanh khoản cục bộ như hiện nay.

Tuy nhiên, theo ý kiến nhiều vị lãnh đạo các NHTM, giải pháp tăng dự trữ bắt buộc tiền đồng cũng chưa giải quyết được vấn đề. Một vị tổng giám đốc NHTM nói: Trong thực tế quy định cho vay tối đa 80%/vốn huy động có rất ít ngân hàng thực hiện đúng. Dưới hình thức này hay hình thức kia tỷ lệ ấy cao hơn nhiều, thậm chí hơn 100%. Như vậy còn đâu 20% giữ lại để tập trung về NHNN. Tăng dự trữ bắt buộc bây giờ chỉ thêm rối hệ thống!

Gần đây trên báo chí xuất hiện 2 quan điểm về loại hình ngân hàng nào có lỗi trong cuộc đua lãi suất. Người nói các ngân hàng quy mô lớn, kẻ bảo tại các ngân hàng nhỏ. Trong thực tế cả 2 quan điểm trên đều đúng nhưng cần xem xét ở những góc cạnh cụ thể, nhất định. Thực tế các NHTM nhỏ do quản trị kém, năng lực tài chính hạn chế, mức độ rủi ro thanh khoản cao nên thường phá rào trước, dẫn dắt thị trường trong các cuộc chạy đua lãi suất lôi kéo khách hàng, buộc các NHTM lớn cũng phải dâng mặt bằng lãi suất lên nếu không sẽ mất khách. Ngược lại, NHTM lớn bị chỉ trích, cho rằng ỷ thế vốn lớn, lãi suất bình quân thấp đã ăn chặn, “thắt cổ” các NHTM nhỏ khi cho vay trên thị trường liên ngân hàng với mặt bằng lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất huy động từ dân cư và các tổ chức khác. Hiện nay còn xuất hiện tình trạng một số ngân hàng không muốn cho vay đối với hoạt động sản xuất kinh doanh vì mức chênh lệch lãi suất thấp, dễ gây rủi ro cao. Có hiện tượng chỉ tập trung vào huy động vốn để cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Ngân hàng nhỏ trong cuộc đua này thường bị lép vế nhưng chẳng ai dám ra mặt kêu ca mình bị “chặt chém”.

Xem ra trong bối cảnh hiện nay, không giải pháp nào có thể giải quyết trọn vẹn tình huống. Theo ý kiến một số chuyên gia, trước mắt (khoảng 6 tháng) NHNN nên khống chế trần lãi suất cho vay nhưng làm mềm, linh hoạt trần này bằng cách khống chế chênh lệch (thí dụ 5%) so với mặt bằng lãi suất NHNN cho vay chiết khấu/tái cấp vốn. Đồng thời NHNN chủ động sử dụng các công cụ lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc để điều tiết lãi suất thị trường. Nhưng trước mắt không nên tăng dự trữ bắt buộc ngay mà chỉ tuyên bố tăng dự trữ bắt buộc đối với những NHTM vi phạm kỷ luật thị trường, nhất là đưa tăng trưởng tín dụng cao.

Tỷ lệ cho vay 80% so với vốn huy động có thể bỏ hoặc nới lỏng ở mức 95%. Thực ra, trong quản trị rủi ro thanh khoản người ta phải phối hợp nhiều công cụ và phải có thông tin chính xác về số liệu kế toán, cấu trúc kỳ hạn, cấu trúc các nguồn vốn/các khoản nợ của các NHTM rất khác nhau. Cùng ở một tỷ lệ cho vay so với vốn huy động, nhưng mức độ rủi ro thanh khoản của các NHTM có thể ở mức cao thấp rất khác nhau, vì vậy cần xử lý từng tình huống cụ thể.

Các tin khác