Giải mã “sóng” huy động

Diễn biến lãi suất tiền gửi VNĐ trên thị trường tiền tệ đang khá phức tạp. Các NHTM nhỏ vượt trần ở các kỳ hạn ngắn 3-6 tháng, trong khi một số NH lớn đẩy lên 13%/năm với những kỳ hạn trên 1 năm. Tuy nhiên, điều nghịch lý là lãi suất tăng nóng trong bối cảnh nguồn vốn huy động của các NHTM đang dồi dào nhưng cho vay lại rất ì ạch.

Diễn biến lãi suất tiền gửi VNĐ trên thị trường tiền tệ đang khá phức tạp. Các NHTM nhỏ vượt trần ở các kỳ hạn ngắn 3-6 tháng, trong khi một số NH lớn đẩy lên 13%/năm với những kỳ hạn trên 1 năm. Tuy nhiên, điều nghịch lý là lãi suất tăng nóng trong bối cảnh nguồn vốn huy động của các NHTM đang dồi dào nhưng cho vay lại rất ì ạch.

Tiền gửi tăng vẫn vượt trần

Tuần trước, ACB nâng lãi suất huy động lên mức cao nhất 13%/năm, với tiền gửi 13 tháng, kỳ hạn 12 tháng lĩnh cuối kỳ lãi suất ở mức 12,5%/năm. Biểu lãi suất mới áp dụng tại Eximbank tăng huy động kỳ hạn 13 tháng lên 12,8%/năm, 12 tháng là 12,3%/năm.

Ở các NHTM khác như VPBank, Sacombank, SHB... lãi suất huy động các kỳ hạn dài trên 12 tháng cũng đang ở mức 11-12,5%/năm.

Bên cạnh việc tăng lãi suất cho các kỳ hạn dài, nhiều NH còn kèm các chương trình khuyến mại như tặng quà, phiếu cào trúng thưởng, bốc thăm may mắn... NH Phương Tây cũng vừa đưa ra sản phẩm huy động lãi suất 12,5%/năm ở kỳ hạn dài. Ngoài ra, nhiều NHTM đã chi trả thêm tiền mặt ngoài lãi suất 9%/năm ở các kỳ hạn ngắn 1-3 tháng, trong đó có NH trả lãi suất lên đến 12,5-13%/năm kỳ hạn 1 tháng.

Có thể thấy với các hình thức huy động trên, các NHTM có thể lách lãi suất một cách hợp pháp, NHNN có biết cũng không thể xử lý. Theo một trưởng phòng BIDV ở TPHCM, gần đây hệ thống NHTM huy động lượng vốn tiền gửi rất dồi dào, đã có sự phục hồi tiền gửi của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chứ không riêng tiền gửi của dân cư.

Có thể nhiều doanh nghiệp ngại đổ vốn mở rộng sản xuất hay đầu tư trong bối cảnh các kênh chủ đạo khá èo uột, đã chọn NH để gửi tiền. Số liệu báo cáo của NHNN cho biết số lượng vốn huy động của toàn hệ thống NHTM cũng tăng rất mạnh so với cho vay. Trong tháng 8 tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các NHTM tính đến 19-8 bất ngờ tăng đến 3,04% so với tháng trước.

Chật vật bài toán dự phòng

Huy động tăng mạnh và các NHTM đang chạy đua lãi suất trở lại để hút vốn, nhưng theo số liệu của NHNN, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tính đến ngày 7-9 chỉ đạt 1,82%. Theo nhiều chuyên gia, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn rất yếu và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 8-10% trong năm nay được cho là không tưởng, bởi tín dụng của nhiều NH rất chậm.

Khách hàng gửi tiết kiệm tại một NH. Ảnh: CAO THĂNG

Khách hàng gửi tiết kiệm tại một NH. Ảnh: CAO THĂNG

Như tín dụng của Eximbank 8 tháng qua vẫn âm so với đầu năm, trong khi VietinBank chỉ đạt 2% so với cuối năm 2011. Nhiều NHTM thừa nhận đến thời điểm này, khó kiếm được hồ sơ tín dụng thực sự tốt để cho vay nên thanh khoản không thiếu. Vậy tại sao các NHTM lại chạy đua huy động trong điều kiện vốn cho vay không dễ và vốn đó sẽ được tiêu thụ ra sao?

Lý giải vấn đề này một lãnh đạo NHTM cho rằng nâng lãi suất kỳ hạn dài lên cao thực chất để cân đối giữa vốn đầu vào và đầu ra. Và cho vay ra kỳ hạn dài nhưng huy động kỳ hạn ngắn bởi tâm lý chung của nhiều khách hàng không muốn gửi kỳ hạn dài do lo ngại những rủi ro về lạm phát. Tuy nhiên, một chuyên gia NH cho rằng dù huy động tăng nhưng dòng tiền trở về NH đang khó khăn.

Các NHTM chấp nhận tăng huy động, dùng vốn đó mua trái phiếu chính phủ (TPCP). Thực tế, TPCP đợt gần đây nhất cũng đã bán 90%. “NHTM chấp nhận một phần thiệt hại để bảo đảm nguồn tiền. Họ mua TPCP lãi suất thấp, khi cần họ có thể thế chấp trên thị trường mở trên NHNN lấy lại lãi suất vay thấp hơn nên không lỗ nhiều. Còn nếu không tăng huy động có thể bị NHNN giành mất khách hàng” - vị chuyên gia này nói.

Các tin khác