Theo đó, để từng bước thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 là hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, kể từ sau năm 2030, Việt Nam sẽ không phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện mới.
Tiếp đó, theo lộ trình, năm 2045, Việt Nam sẽ giảm công suất các nhà máy nhiệt điện than chỉ còn khoảng 13,2% trong tổng công suất các nhà máy điện.
Việt Nam sẽ giảm công suất nhiệt điện than xuống 13,2% vào năm 2045.
Thực tế, trong bối cảnh thuỷ điện đã tới hạn, điện khí gặp hạn chế do giá khí nhập khẩu cao và phụ thuộc thị trường thế giới, điện mặt trời công suất hạn chế nên từ nay tới năm 2030 nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn điện thì vai trò của nhiên liệu than trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia rất quan trọng.
Tính đến hết năm 2021, Việt Nam đã có 78.120 MW tổng công suất lắp đặt nguồn điện và trở thành quốc gia đứng đầu khu vực ASEAN về quy mô hệ thống điện.
Nhiệt điện hiện đang chiếm hơn 32% tổng công suất nguồn điện toàn quốc và đang đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam.
Hiện nay, Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo Quy hoạch điện VIII, theo đó đến năm 2030, công suất quy hoạch các nhà máy nhiệt điện than khoảng 37.476 MW, chiếm khoảng 25,7% tổng công suất các nguồn điện.