Cụ thể, hỗ trợ tài khóa khoảng 291.000 tỉ đồng; hỗ trợ tiền tệ khoảng 46.000 tỉ đồng; hỗ trợ qua các quỹ khác gần 10.000 tỉ đồng và một số khoản khác. Người dân cả nước đều rất kỳ vọng chính sách hỗ trợ lần này trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, cũng cần tăng cường giám sát công tác thực hiện để việc chi trả, thực hiện gói hỗ trợ đến đúng địa chỉ, trúng đối tượng.
Với gói hỗ trợ lớn nhất từ trước đến nay, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần tăng cường hoạt động giám sát tại địa phương. Đặc biệt, công tác giám sát của các Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: “Chúng ta thấy rằng các gói này nằm ở các địa phương, các lĩnh vực khác nhau cho nên rất cần vai trò của các hội đồng nhân dân và các Đoàn đại biểu Quốc hội có thể thực hiện vai trò cá nhân. Tránh tình trạng người thành thị được hỗ trợ, người vùng sâu vùng xa không được hỗ trợ. Bởi Covid-19 liên quan đến tất cả mọi người. Không Covid-19 nhưng họ bị ảnh hưởng chung từ Covid-19 thì ng ta vẫn phải được hỗ trợ nếu ng ta rơi vào hoàn cảnh Quốc hội đã đề ra”.
Để bảo đảm hiệu quả chính sách, đại biểu Vũ Tiến Lộc, đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đề xuất, trong quá trình thực thi cần bảo đảm công khai, minh bạch, cũng như tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm đạo đức công vụ, đạo đức xã hội, để ngăn chặn xảy ra hiện tượng trục lợi chính sách.
“Điều rất quan trọng là phải triển khai thật nhanh. Bởi những lần hỗ trợ trước đây cho thấy chúng ta ra quyết định cs khá nhanh nhưng tổ chức thực thi thì rất chậm. Ở đây liên quan đến quy trình, cách ứng xử của đội ngủ cán bộ công chức nữa” - đại biểu Vũ Tiến Lộc nói.
Ngoài ra, trong quá trình giám sát, các đại biểu kiến nghị, nếu phát hiện hoặc có dấu hiệu sai phạm thì phải nhanh chóng thanh tra, kiểm tra ngay để có phương án xử lý thật nghiêm. Trong đó, cần công khai các hình thức xử lý để tăng tính răn đe sau này.