Glencore-Xstrata: Mối duyên 41 tỷ USD

Sau nhiều năm kiên trì theo đuổi, Glencore đã cưa đổ Xstrata bằng một thỏa thuận trị giá 41 tỷ USD.

Sau nhiều năm kiên trì theo đuổi, Glencore đã cưa đổ Xstrata bằng một thỏa thuận trị giá 41 tỷ USD.

Glencore - tập đoàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới, đang nắm 34% công ty khai khoáng Xstrata - đã đề nghị mức giá 2,8 cổ phiếu Glencore cho mỗi cổ phiếu Xstrata, tức định giá mua phần còn lại của Xstrata vào khoảng 41 tỷ USD. CEO Xstrata Mick Davis cho biết để đi đến thương vụ được xem là cuộc thôn tính lớn nhất từ trước đến nay trong ngành khai khoáng, hai công ty đã mất 6-7 năm chuẩn bị.

CEO Glencore Ivan Glasenberg cho biết thêm rằng các cuộc đàm phán bắt đầu tăng tốc sau khi Glencore IPO 10 tỷ USD trong tháng 5. Cuộc IPO đã định giá Glencore khoảng 59 tỷ USD, vừa giúp  Glencore nguồn lực thực hiện cuộc thôn tính, vừa giúp Glencore trở nên có giá hơn trong mắt các cổ đông Xstrata, là bước quan trọng trong nỗ lực thực hiện một cuộc mua bán không dùng tới tiền mặt.

2 công ty quyết định mời cựu phó chủ tịch Citigroup Micheal Klein làm người trung gian giữa Davis và Glasenberg. Trong hầu hết các cuộc thương lượng, Klein giữ vai trò quan trọng hòa nhịp yêu cầu của CEO 2 bên và giúp họ đi đến các điều khoản thỏa thuận. Trong thông báo sáp nhập, Klein được nhắc tới ở vị trí cố vấn chiến lược cho cả 2 công ty.

Glencore sáp nhập Xstrata bằng thỏa thuận trị giá 41 tỷ USD.

Glencore sáp nhập Xstrata bằng thỏa thuận trị giá 41 tỷ USD.

Nguồn thạo tin kể lại đầu tháng 12 năm ngoái, 2 nhân vật chủ chốt CEO Mick Davis và CEO Ivan Glasenberg đã cùng ăn tối tại một khách sạn ở London và vạch ra những yếu tố nền tảng để kết hợp 2 doanh nghiệp. Sau khi đạt được một thỏa thuận, họ lập tức mời 18 nhà cố vấn từ 6 ngân hàng lớn tham gia thiết kế chi tiết cho cuộc sáp nhập hình thành một đại công ty.

Theo thỏa thuận, Davis sẽ giữ ghế CEO công ty sau sáp nhập và Glasenberg làm phó tướng, đánh dấu sự “đoàn tụ” của 2 người. Sau lần hội ngộ ở đại học Witwatersrand Nam Phi - nơi Davis giảng dạy và Glasenberg lấy bằng kế toán hơn 30 năm trước, Glasenberg đã đầu quân cho công ty giao dịch hàng hóa Marc Rich & Co. Công ty này đã đổi tên thành Glencore vào năm 1994.

Sau khi đổi tên, Glencore mua cổ phần công ty đầu tư cơ sở hạ tầng Sudelektra - tiền thân của Xstrata hiện nay. Trong lúc đó, chỉ vài tháng sau khi giúp dàn xếp cuộc hôn nhân giữa BHP và Billiton vào năm 2001, Davis đã rời công ty BHP Billiton về làm CEO cho Xstrata.

1 năm sau, dưới sự điều hành của Davis, Xstrata đã niêm yết trên sàn GDCK London và tiến hành mua các tài sản than đá của Glencore ở Australia và Nam Phi. Mối quan hệ lâu năm giữa Davis và Glasenberg, giữa Glencore và Xstrata hứa hẹn sự thành công cho công ty sau sáp nhập. Tuy nhiên, bộ đôi Davis-Glasenberg sẽ phải đối mặt với thử thách mới: thuyết phục các cổ đông, để họ tin tưởng vào bản thỏa thuận cũng như giá cả cuộc mua bán.

Thương vụ Glencore-Xstrata sẽ cho ra đời một đại công ty Glencore Xstrata International có tổng giá trị vốn hóa thị trường 90 tỷ USD, có tổng doanh thu 209,4 tỷ USD. Glencore Xstrata dự kiến tới năm 2015 sẽ tăng sản lượng hàng năm thêm 11% và đẩy mạnh sự hiện diện ở các mỏ trọng yếu tại châu Phi, Nam Mỹ và Kazakhstan.

Glencore với thế mạnh hệ thống cảng, nhà kho và đội tàu riêng chuyên cung ứng hàng hóa nguyên vật liệu từ khoáng sản, năng lượng cho tới nông sản đến khách hàng khắp thế giới, sở hữu các tài sản khai khoáng mỏ đồng, kẽm, chì, nhôm, sẽ kết hợp cùng lợi thế khai khoáng của Xstrata, trực tiếp thách thức những người khổng lồ khai khoáng như BHB Billiton, Rio Tinto và Vale, đồng thời khuấy động không khí M&A trên thế giới.

Phản ứng lại, CEO BHP Billiton Marius Kloppers đã lên tiếng: “Hiển nhiên là bảng cân đối cho thấy chúng tôi có khả năng thực hiện M&A”. Một số chuyên gia dự báo do tác động của thương vụ Glencore, hoạt động M&A ngành khai khoáng và năng lượng sẽ trở nên sôi động và có thể dẫn đầu thị trường M&A toàn cầu trong năm nay.

Các tin khác