Khốn đốn vì "bão bụi"
Chỉ tay vào lớp bụi bám dày kín trên cánh cửa nhà, ông Bùi Ngọc Giảo (73 tuổi, trú tại số nhà 299 đường Hoàng Tăng Bí) không giấu nổi bức xúc. Ông Giảo cho hay: Mỗi ngày, lượng xe tải chở theo ximăng tươi, đất đá... với trọng tải lớn chạy qua con đường này nhiều không đếm xuể.
"Xe chạy cả ngày lẫn đêm không ngớt. Kéo theo đó là bụi lúc nào cũng mù mịt," ông Giảo than thở.
Chỉ tay vào lớp bụi bám dày kín trên cánh cửa nhà, ông Bùi Ngọc Giảo (73 tuổi, trú tại số nhà 299 đường Hoàng Tăng Bí) không giấu nổi bức xúc. Ông Giảo cho hay: Mỗi ngày, lượng xe tải chở theo ximăng tươi, đất đá... với trọng tải lớn chạy qua con đường này nhiều không đếm xuể.
"Xe chạy cả ngày lẫn đêm không ngớt. Kéo theo đó là bụi lúc nào cũng mù mịt," ông Giảo than thở.
Theo những người dân sinh sống tại khu vực này, đường Hoàng Tăng Bí trước kia chỉ là con đường đất chạy qua 3 xã của huyện Từ Liêm cũ là Xuân Đỉnh, Đông Ngạc và Thụy Phương. Đến những năm 2003-2004, tuyến đường này được rải nhựa, kèm theo biển hạn chế xe có trọng tải trên 10 tấn lưu thông.
Tuy nhiên, đến năm 2014, không biết vì lý do gì mà các biển hạn chế này bị gỡ bỏ. Từ lúc ấy, xe siêu trường, siêu trọng với trọng tải hàng chục tấn lũ lượt kéo nhau vào Hoàng Tăng Bí. "Bão cát, bão bụi" cũng theo đó... hoành hành.
Dẫn chúng tôi ra ngôi nhà nằm ngay sát mặt đường, ông Giảo cho biết: Đây là căn phòng gia đình ông xây dựng để cho thuê lại làm mặt bằng kinh doanh. Tuy nhiên, khách đến mướn, nhiều nhất chỉ 1-2 tháng là phải "bỏ của chạy lấy người" vì không sao chịu được bụi.
Bụi bám từng lớp dày đặc vào tường những căn nhà mặt đường thậm chí còn xâm lấn vào những căn nhà đã lùi sâu cả chục mét.
Để minh chứng cho nỗi khổ "không giống ai" của mình, ông Giảo loay hoay mở cánh cửa cuốn của ngôi nhà mặt đường từng để cho thuê trước đó một tháng. Đập vào mắt chúng tôi đầu tiên là hình ảnh sàn đá hoa đã bị biến thành màu nâu đất xám xịt vì cát bụi phủ đầy. Mỗi bước chân của ông Giảo đều in lại trên mặt sàn rõ rệt.
Tuy nhiên, đến năm 2014, không biết vì lý do gì mà các biển hạn chế này bị gỡ bỏ. Từ lúc ấy, xe siêu trường, siêu trọng với trọng tải hàng chục tấn lũ lượt kéo nhau vào Hoàng Tăng Bí. "Bão cát, bão bụi" cũng theo đó... hoành hành.
Dẫn chúng tôi ra ngôi nhà nằm ngay sát mặt đường, ông Giảo cho biết: Đây là căn phòng gia đình ông xây dựng để cho thuê lại làm mặt bằng kinh doanh. Tuy nhiên, khách đến mướn, nhiều nhất chỉ 1-2 tháng là phải "bỏ của chạy lấy người" vì không sao chịu được bụi.
Bụi bám từng lớp dày đặc vào tường những căn nhà mặt đường thậm chí còn xâm lấn vào những căn nhà đã lùi sâu cả chục mét.
Để minh chứng cho nỗi khổ "không giống ai" của mình, ông Giảo loay hoay mở cánh cửa cuốn của ngôi nhà mặt đường từng để cho thuê trước đó một tháng. Đập vào mắt chúng tôi đầu tiên là hình ảnh sàn đá hoa đã bị biến thành màu nâu đất xám xịt vì cát bụi phủ đầy. Mỗi bước chân của ông Giảo đều in lại trên mặt sàn rõ rệt.
"Nhà này đóng cửa suốt một tháng mà còn đến mức này. Chứ chúng tôi ở ngày nào cũng hứng bụi nên khổ sở hơn nhiều," vị chủ nhân đáng thương thở dài.
Cũng vì bụi quá nhiều nên từ nhiều năm trở lại đây, người dân sinh sống ven đường Hoàng Tăng Bí tự tập cho mình thói quen... đóng cửa bất kể ngày đêm. Có nhà, vì công việc kinh doanh bắt buộc, thì trang bị thêm cả giàn phun nước trên mái hiên để hạn chế nhưng cũng bất lực. Bụi dày đặc từ sáng sớm đến tận khuya. Bụi lởn vởn trong không khí tạo thành màn sương nhân tạo mù mịt. Người qua lại, nếu không mang khẩu trang thì được "ăn bụi, hít cát" từ đuôi, thùng các xe siêu trường, siêu trọng theo đúng nghĩa đen.
Nhiều hộ dân do không chịu được thậm chí đã phải bỏ cửa, bỏ nhà dọn đi nơi khác ở. Căn nhà 2 tầng có địa chỉ tại số 415 đường Hoàng Tăng Bí là một trường hợp "bất đắc dĩ" như thế. Từ nhiều tháng nay, cửa của ngôi nhà này đã khóa trái. Các bức tường xung quanh trở nên nhem nhuốc, xám xịt vì bụi bẩn.
Cũng vì bụi quá nhiều nên từ nhiều năm trở lại đây, người dân sinh sống ven đường Hoàng Tăng Bí tự tập cho mình thói quen... đóng cửa bất kể ngày đêm. Có nhà, vì công việc kinh doanh bắt buộc, thì trang bị thêm cả giàn phun nước trên mái hiên để hạn chế nhưng cũng bất lực. Bụi dày đặc từ sáng sớm đến tận khuya. Bụi lởn vởn trong không khí tạo thành màn sương nhân tạo mù mịt. Người qua lại, nếu không mang khẩu trang thì được "ăn bụi, hít cát" từ đuôi, thùng các xe siêu trường, siêu trọng theo đúng nghĩa đen.
Nhiều hộ dân do không chịu được thậm chí đã phải bỏ cửa, bỏ nhà dọn đi nơi khác ở. Căn nhà 2 tầng có địa chỉ tại số 415 đường Hoàng Tăng Bí là một trường hợp "bất đắc dĩ" như thế. Từ nhiều tháng nay, cửa của ngôi nhà này đã khóa trái. Các bức tường xung quanh trở nên nhem nhuốc, xám xịt vì bụi bẩn.
Qua điện thoại, ông Duyên, "khổ chủ" than vãn: "Xe tải họ chạy ngày đêm, toàn xe 20-30 tấn. Cát rơi vãi đầy trước cổng. Nhà tôi đã lùi vào trong tận 10 mét mà vẫn khổ vì bụi. Mỗi ngày chỉ đi quét không cũng đến nửa cân cát. Ban đêm các xe qua đây hay kéo còi nữa. Nhà tôi ai cũng ốm đau bệnh tật nên tôi buộc phải chuyển đi".
Ông Trần Quang Huy tại số nhà 343 Hoàng Tăng Bí cho hay: "Con đường này không kể ngày hay đêm rất bụi, đường ở đây lại không có đèn điện khiến tai nạn xảy ra rất nhiều, tắc đường là chuyện thường xuyên. Nhân dân ở đây nhiều lần phản đối ngăn chặn xe đi vào nhưng xe vẫn cứ đi.Taxi nhiều khi muốn vào đây cũng không dám vào. Nhiều các cụ già không dám ra đường vì bụi.Xe vào đêm hôm rung lắc không ngủ được. Các anh ngồi đây một lúc sẽ thấy nhà rung lắc như thế nào"
Ông Giảo cũng góp thêm: "Đường Hoàng Tăng Bí trước kia có cấm xe trọng tải trên 10 tấn nhưng giờ thì các xe nườm nượp đi vào. Đường thì bé đến nỗi đi bộ không có chỗ đi. Bụi ở đây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi, tôi ho rất nhiều đến mức bị bệnh phổi. Mỗi lần họp hành tôi nói rất nhiều ở phường cũng không nhận được phản hồi thích đáng."
Cống thủy lợi "oằn mình" vì xe quá tải
Ông Trần Quang Huy tại số nhà 343 Hoàng Tăng Bí cho hay: "Con đường này không kể ngày hay đêm rất bụi, đường ở đây lại không có đèn điện khiến tai nạn xảy ra rất nhiều, tắc đường là chuyện thường xuyên. Nhân dân ở đây nhiều lần phản đối ngăn chặn xe đi vào nhưng xe vẫn cứ đi.Taxi nhiều khi muốn vào đây cũng không dám vào. Nhiều các cụ già không dám ra đường vì bụi.Xe vào đêm hôm rung lắc không ngủ được. Các anh ngồi đây một lúc sẽ thấy nhà rung lắc như thế nào"
Ông Giảo cũng góp thêm: "Đường Hoàng Tăng Bí trước kia có cấm xe trọng tải trên 10 tấn nhưng giờ thì các xe nườm nượp đi vào. Đường thì bé đến nỗi đi bộ không có chỗ đi. Bụi ở đây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi, tôi ho rất nhiều đến mức bị bệnh phổi. Mỗi lần họp hành tôi nói rất nhiều ở phường cũng không nhận được phản hồi thích đáng."
Cống thủy lợi "oằn mình" vì xe quá tải
Một trong những nguyên nhân khiến bão bụi trở thành nỗi ám ảnh với hàng trăm hộ dân ven đường Hoàng Tăng Bí là bởi rất nhiều xe quá tải trọng cho phép ngày ngày vẫn ngang nhiên vượt biển cấm lưu thông.
Đường Hoàng Tăng Bí kéo dài từ Tân Xuân đến hết cầu Liên Mạc 2, chạy qua 3 phường Đức Thắng, Xuân Đỉnh, Thụy Phương. Đáng chú ý, tại cầu Liên Mạc 2 có 2 tấm biển hạn chế trọng tải 10 tấn được cắm ở hai đầu.
Bất chấp biển cấm này, theo quan sát của phóng viên, chỉ trong vòng chưa đầy nửa giờ đồng hồ, hàng chục xe có tải trọng hàng chục tấn nườm nượp chạy qua. Hầu hết các phương tiện này đều chở cát, sỏi hoặc bêtông tươi.
Ông Nguyễn Văn Luận sinh sống ngay gần đầu cầu Liên Mạc 2 cho hay: Cây cầu này vốn là cống điều tiết hạ lưu Liên Mạc. Đây cũng là công trình trọng điểm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm đảm bảo an toàn cho toàn thành phố Hà Nội khi có sự cố lũ lụt.
Chính vì vậy, ông Luận tỏ ra rất lo lắng khi ngày ngày, cây cầu trọng điểm này vẫn phải oằn mình bởi hàng trăm lượt xe vượt tải trọng. Với tình trạng gia tăng đột biến lưu lượng xe quá khổ, quá tải lưu thông khiến cây cầu này bị hư hỏng nặng: mặt cầu bị vỡ, nhiều điểm lún, nhiều vết nứt nhất là tại các mố cầu, vết nứt thể hiện rõ rệt…
Sau khi vượt qua biển cấm ở cầu, xe tải sẽ lũ lượt "thoát" vào đường Hoàng Tăng Bí, rồi rầm rập chạy theo tuyến này lưu thông ra phía đường Tân Xuân và Phạm Văn Đồng, mang theo bão cát ập vào khu dân cư.
Đường Hoàng Tăng Bí kéo dài từ Tân Xuân đến hết cầu Liên Mạc 2, chạy qua 3 phường Đức Thắng, Xuân Đỉnh, Thụy Phương. Đáng chú ý, tại cầu Liên Mạc 2 có 2 tấm biển hạn chế trọng tải 10 tấn được cắm ở hai đầu.
Bất chấp biển cấm này, theo quan sát của phóng viên, chỉ trong vòng chưa đầy nửa giờ đồng hồ, hàng chục xe có tải trọng hàng chục tấn nườm nượp chạy qua. Hầu hết các phương tiện này đều chở cát, sỏi hoặc bêtông tươi.
Ông Nguyễn Văn Luận sinh sống ngay gần đầu cầu Liên Mạc 2 cho hay: Cây cầu này vốn là cống điều tiết hạ lưu Liên Mạc. Đây cũng là công trình trọng điểm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm đảm bảo an toàn cho toàn thành phố Hà Nội khi có sự cố lũ lụt.
Chính vì vậy, ông Luận tỏ ra rất lo lắng khi ngày ngày, cây cầu trọng điểm này vẫn phải oằn mình bởi hàng trăm lượt xe vượt tải trọng. Với tình trạng gia tăng đột biến lưu lượng xe quá khổ, quá tải lưu thông khiến cây cầu này bị hư hỏng nặng: mặt cầu bị vỡ, nhiều điểm lún, nhiều vết nứt nhất là tại các mố cầu, vết nứt thể hiện rõ rệt…
Sau khi vượt qua biển cấm ở cầu, xe tải sẽ lũ lượt "thoát" vào đường Hoàng Tăng Bí, rồi rầm rập chạy theo tuyến này lưu thông ra phía đường Tân Xuân và Phạm Văn Đồng, mang theo bão cát ập vào khu dân cư.
Trao đổi với phóng viên, lực lượng Thanh tra Giao thông quận Bắc Từ Liêm cho hay: Đơn vị đã nắm được tình trạng xe quá tải "vượt" biển cấm qua cầu Liên Mạc 2 để vào đường Hoàng Tăng Bí. Tuy nhiên theo lực lượng thanh tra giao thông, hiện rất khó để xử lý vi phạm vì các biển hạn chế trọng tải chỉ được cắm ở hai đầu cầu; trong khi toàn bộ phần còn lại kéo dài gần 2km của con đường này lại hoàn toàn không có biển cấm.
"Thực tế, cống Liên Mạc 2 lại là tuyến độc đạo dẫn các phương tiện vào Hoàng Tăng Bí vốn không có biển hạn chế tải trọng. Vì vậy, việc cắm biển cấm tại đây giống như 'bẫy' các phương tiện".
"Phía thanh tra giao thông cũng như Công an quận Bắc Từ Liêm đã nhiều lần đề xuất lên Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng như đơn vị quản lý Cống Liên Mạc 2 để xem xét thực trạng trên," lực lượng thanh tra giao thông nhấn mạnh.
Cũng theo Thanh tra Giao thông quận Bắc Từ Liêm, để hạn chế tình trạng trên cần xem xét đến phương án cắm các biển cấm xe quá tải trọng lưu thông theo giờ.
Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng của Hà Nội vào cuộc, hàng trăm người dân ven đường Hoàng Tăng Bí vẫn cứ phải chịu cảnh sống chung với bão bụi. Và cống Liên Mạc 2, cũng sẽ chịu chung số phận khi ngày ngày tiếp tục cõng trên lưng hàng trăm lượt xe siêu trường, siêu trọng.
"Thực tế, cống Liên Mạc 2 lại là tuyến độc đạo dẫn các phương tiện vào Hoàng Tăng Bí vốn không có biển hạn chế tải trọng. Vì vậy, việc cắm biển cấm tại đây giống như 'bẫy' các phương tiện".
"Phía thanh tra giao thông cũng như Công an quận Bắc Từ Liêm đã nhiều lần đề xuất lên Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng như đơn vị quản lý Cống Liên Mạc 2 để xem xét thực trạng trên," lực lượng thanh tra giao thông nhấn mạnh.
Cũng theo Thanh tra Giao thông quận Bắc Từ Liêm, để hạn chế tình trạng trên cần xem xét đến phương án cắm các biển cấm xe quá tải trọng lưu thông theo giờ.
Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng của Hà Nội vào cuộc, hàng trăm người dân ven đường Hoàng Tăng Bí vẫn cứ phải chịu cảnh sống chung với bão bụi. Và cống Liên Mạc 2, cũng sẽ chịu chung số phận khi ngày ngày tiếp tục cõng trên lưng hàng trăm lượt xe siêu trường, siêu trọng.