“Hàng dễ vỡ” Nguy cơ nên tránh

(ĐTTCO) - “Hàng dễ vỡ” (HDV) là tình trạng gãy xương ngày càng tăng khi tuổi thọ bình quân dân số của Việt Nam cũng như các nước hiện tăng đáng kể.  
Đồng thời, tỷ lệ bệnh mạn tính người cao tuổi chiếm đa số là không thể tránh khỏi.  HDV ám chỉ sự mong manh (chuối chín cây) của sức khỏe người tuổi cao, do các biến cố bệnh tim mạch (tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch chi…), biến chứng của bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư các loại…
Các triệu chứng bệnh lý
Tình trạng gãy xương nêu ra trong bài viết này nhằm vào một bệnh lý phổ biến và sát nghĩa với cụm từ “dễ vỡ” đó là: biến cố gãy xương do thiếu xương - loãng xương (xương giòn, osteoporosis) ở người cao tuổi. Để hạn chế HDV, chúng ta cần phổ biến ý thức phòng bệnh ngay khi còn rất trẻ (tuổi đi học) và tập thể dục đều đặn, ăn đủ chất, không sử dụng bừa bãi chất kích thích (rượu bia, thuốc lá…). Uống thuốc phải có chỉ định của thầy thuốc (một số thuốc có tác dụng phụ gây loãng xương: corticosteroid, hormone tuyến giáp, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng ung thư…).
Thể trạng con người sau 35 tuổi, đặc biệt là nữ giới, lượng collagen type I giảm đáng kể trong khung xương, nên chất khoáng (calcium, phosphorus)  không có nơi để bám và xương trở nên xốp, mềm yếu, do đó cần định kỳ tầm soát mật độ xương (đo loãng xương). Đây chính là nguyên nhân căn bản của loãng xương. Để điều trị hiệu quả loãng xương cần phù hợp với cơ chế bệnh sinh và tuân thủ sự hướng dẫn của thầy thuốc để có kết quả tốt nhất.
“Hàng dễ vỡ” Nguy cơ nên tránh ảnh 1
 Liệu pháp thiên nhiên phòng - trị loãng xương 
Các dược liệu giúp tăng hoạt động của các tạo cốt bào (tế bào tạo xương) trên thực nghiệm, gồm 
- Cây Cẩu tích: tên khác cây Lông khỉ, Kim mao, Lông cu ly, Ráng cát tu, Co cút pá (Thái), Nhải cù viằng (Dao), Đạng pàm (K ho), Cút bang (Tày). Có tác dụng giảm đau trong bệnh xương - khớp, tăng mật độ xương, rút ngắn thời gian liền xương, liều từ 10-15 g/ngày, qua đường uống.
“Hàng dễ vỡ” Nguy cơ nên tránh ảnh 2 Các triệu chứng bệnh lý loãng xương. 
- Cốt toái bổ: tên khác là Tắc kè đá,  Hầu khương, Hồ tôn khương, Thân khương, cây Tổ phượng, cây Tổ rồng, Tổ diều. Cốt toái bổ khi uống có tác dụng tăng mật độ và độ bền của xương. Liều dùng từ 15-20g/ngày.
- Bài thuốc Lục vi: đây là bài thuốc cổ gồm 6 vị thuốc (Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đơn bì, Trạch tả, Phục linh, riêng Thục địa 32g các vị thuốc còn lại 12-16g) đã được dùng từ hàng ngàn năm nay. Hiện một số nước có nền y được cổ truyền phát triển đã dùng điều trị loãng xương có hiệu quả cải thiện mật độ xương trên động vật thí nghiệm cũng như trên người bệnh.
- Collagen thủy phân (cao xương động vật): Collagen thủy phân dễ hấp thu qua đường tiêu hóa. Qua nhiều công trình nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng đã ghi nhận Collagen từ cao xương động vật an toàn, hiệu quả và dung nạp tốt đối với người bệnh Loãng xương. Các phản ứng ngoại ý không đáng kể nên người bệnh tuân thủ điều trị tốt, hạn chế điều trị dở dang. Hiện nay, có nhiều người bệnh được chẩn đoán xác định loãng xương đã thường xuyên sử dụng Collagen thủy phân, dùng liên tục từ 6 tháng trở lên cho kết quả tăng mật độ khoáng trong xương (MĐX) rõ rệt, kèm theo giảm đau cơ - khớp và phục hồi khả năng vận động tốt.
Tóm lại, chúng ta hãy cùng thực hiện lối sống khoa học và tận dụng dược chất từ thiên nhiên để hạn chế HDV, vì khi “hàng” vỡ (gãy cổ xương đùi, gãy cột sống) sẽ giảm chất lượng sống và ảnh hưởng kinh tế gia đình. Dù HDV không thể tránh khỏi, nhưng đừng chờ đến “vỡ” quá sớm khi “hàng” chưa hết hạn sử dụng (Expiration date).

 Cách thức giữ gìn sức khỏe của người Nhật


Bí kíp của người Nhật trong việc giữ gìn sức khỏe và tăng cường tuổi thọ còn thể hiện trong cách sống hàng ngày như sau: 
1. Bày nhiều rau, củ trong bữa ăn: Vì rau củ các loại đều rất tốt cho sức khỏe, nên thay vì chỉ có 1 loại rau hay củ, người Nhật thường bày ra 4-5 loại rau củ khác nhau trong bữa ăn, vừa đa dạng mà thức ăn lại rất ít calo.
2. Không lạm dụng dầu ăn: Các loại thức ăn đa số đều được người Nhật chế biến bằng phương pháp nước như luộc, ninh nhừ hoặc ăn sống. Các món ăn chiên xào với dầu rất hạn chế.
3. Ăn bằng mắt: Khẩu phần ăn của người Nhật thường ít, bát đĩa nhỏ nhưng được sắp xếp ấn tượng và đẹp mắt. Họ thường tuân thủ theo nguyên tắc của Hara hachi bunme - tức chỉ nên ăn no từ 70-80%.
4. Ăn nhiều cá hơn thịt đỏ: Cá chứa nhiều acid béo omega-3 không chứa chất béo bão hòa như thịt đỏ, rất tốt cho sức khỏe, ngăn chặn béo phì và bệnh tim mạch. Hầu như bữa cơm nào của người Nhật cũng có món cá được đánh bắt hoặc nuôi theo phương pháp tự nhiên.
5. Ăn các chế phẩm từ đậu nành: Người Nhật thường tận dụng tối đa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, súp miso... Các món ăn từ đậu nành rất ít các chất béo bão hòa nhưng có nhiều protein.
6. Tráng miệng bằng trái cây: Thay vì ăn bánh ngọt, kẹo hay bánh kem, người Nhật tráng miệng bằng các loại trái cây theo mùa. Điều này vừa làm đẹp da, tốt cho sức khỏe lại không gây béo phì.
7. Uống trà: Ở Nhật nổi tiếng với phong cách trà đạo và họ thường uống trà mỗi ngày. Bởi trong trà xanh và trà đen có chứa nhiều chất chống ôxy hóa, ngăn chặn ung thư, chống lão hóa, làm giảm cholesterol, ngừa béo phì, giúp giữ dáng gọn gàng săn chắc.
8. Uống cốc nước ấm trước mỗi bữa ăn: Uống nước ấm buổi sáng sau khi ngủ dậy khoảng 10 phút rồi tập thể dục và ăn sáng. Trước bữa trưa và trước bữa tối khoảng 10 phút, người Nhật uống chậm rãi một ly nước ấm. Cách uống nước ấm như vậy giúp làm tăng chức năng của dạ dày, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng khả năng trao đổi chất từ 10-20%, đưa lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả, đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ thừa.
Có thể thấy, với chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học nên người Nhật luôn có sức khỏe dẻo dai, bền bỉ và thân hình hoàn hảo, quyến rũ.

Các tin khác