Kiểm toán từ chối kết luận
Tháng 9-2018, CTCP Đầu tư và Xây dựng bưu điện (PTC) nhận được thông báo từ HOSE, lưu ý nguy cơ hủy niêm yết CP nếu báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán năm 2018 bị tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến.
Cụ thể, theo BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2018, PTC ghi lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ âm 7,3 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối tính đến 30-6-2018 âm 21,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, theo đơn vị kiểm toán PTC là Công ty TNHH KPF Việt Nam (KPF), do không thể kiểm tra được tính đúng đắn về các số dư đầu kỳ, nên không đưa ra ý kiến về số dư tại ngày 1-1-2018, cũng như ảnh hưởng của chúng tới các chỉ tiêu khác được trình bày trên BCTC hợp nhất bán niên kết thúc 30-6.
Tổng các khoản công nợ phải thu đã được đối chiếu 11,7 tỷ đồng, chiếm 14% tổng số công nợ phải thu khách hàng, trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác. Công nợ phải trả chưa được đối chiếu xác nhận đầy đủ.
Ngoài ra, PTC cũng chưa trích lập đầy đủ dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng hàng tồn kho. Theo ước tính, dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập bổ sung 14,4 tỷ đồng và dự phòng hàng tồn kho cần trích lập 7,9 tỷ đồng.
Thủy sản Mekong có thể bị hủy niêm yết nếu không được tăng vốn điều lệ.
Tương tự là trường hợp của CTCP SDP (SDP), cuối năm 2018 HNX có thông báo tới doanh nghiệp này, cảnh báo CP SDP thuộc trường hợp CK bị hủy niêm yết bắt buộc. Nguyên nhân do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C (A&C) từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC năm 2017.
Cụ thể, do được bổ nhiệm kiểm toán sau ngày kết thúc niên độ, đơn vị kiểm toán không thể chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm 31-12-2017. Một số khoản công nợ phải thu khách hàng và nợ phải trả người bán chưa được đối chiếu, xác nhận với các đối tượng liên quan.
Cũng theo A&C, SDP chưa thực hiện việc trích dự phòng nợ phải thu khó đòi theo tuổi nợ, chỉ trích dự phòng theo khả năng thu hồi. Vì vậy, kiểm toán không thể đưa ra ước tính độc lập về chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập cho năm tài chính 2017 theo quy định.
Ngoài ra, báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2017 của SDP chưa phản ánh các khoản tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cũng như các khoản tiền phạt chậm nộp các khoản này của Công ty TNHH Đầu tư khoáng sản Sotraco với số tiền 16,2 tỷ đồng. Nếu ghi nhận đầy đủ lợi nhuận sau thuế của SDP sẽ lỗ thêm khoản tiền trên. Được biết, SDP đang niêm yết hơn 11,1 triệu CP với giá tham chiếu trong phiên giao dịch ngày 9-1 là 1.600 đồng/CP.
Lỗ âm vốn
Sau 8 năm niêm yết, tại ĐHCĐ thường niên 2018 cách đây 2 tháng, cổ đông CTCP CMISTONE Việt Nam (CMI) đã thống nhất việc hủy niêm yết CP tại HNX và chuyển niêm yết sang UPCoM. Quyết định này của CMI được đưa ra sau 2 năm liên tiếp 2016-2017 thua lỗ đậm, 9 tháng đầu năm 2018 lỗ thêm 118 tỷ đồng.
Lỗ âm vốn
Sau 8 năm niêm yết, tại ĐHCĐ thường niên 2018 cách đây 2 tháng, cổ đông CTCP CMISTONE Việt Nam (CMI) đã thống nhất việc hủy niêm yết CP tại HNX và chuyển niêm yết sang UPCoM. Quyết định này của CMI được đưa ra sau 2 năm liên tiếp 2016-2017 thua lỗ đậm, 9 tháng đầu năm 2018 lỗ thêm 118 tỷ đồng.
Theo đó, lỗ lũy kế của công ty vượt vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu âm đến 80 tỷ đồng. Do đó, nếu không hủy niêm yết tự nguyện CP CMI cũng sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc nếu kết quả kinh doanh quý IV-2018 không được cải thiện. Từ mức giá chào sàn HNX 47.300 đồng/CP, đến nay CMI giảm xuống chỉ còn 1.000 đồng/CP.
Cùng nằm trong tình trạng thua lỗ dẫn đến khả năng rời sàn là CTCP Xuất nhập thủy sản An Giang (AGF). Cuối năm 2018, HOSE đã đưa mã AGF ra khỏi diện tạm ngừng giao dịch, chuyển sang diện kiểm soát đặc biệt do kết quả kinh doanh của công ty âm. HOSE tiếp tục duy trì diện cảnh báo với AGF do lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến 30-9 cũng âm, đồng thời cảnh báo khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không được cải thiện trong 2019.
Theo BCTC niên độ 2017-2018, AGF ghi nhận khoản lỗ lên đến 190 tỷ đồng do kinh doanh dưới giá vốn, trong khi chi phí lãi vay vẫn lớn. Với kết quả này, AGF thua lỗ 2 năm liên tiếp với lỗ lũy kế tính đến thời điểm 30-9-2018 là 282 tỷ đồng, vượt vốn đầu tư của chủ sở hữu 281 tỷ đồng.
Rời sàn để tái cơ cấu
Rời sàn để tái cơ cấu
Ngày 24-8, HOSE ra quyết định đưa mã AAM của CTCP Thủy sản Mekong vào diện cảnh báo từ 31-8, do vốn điều lệ đã góp của công ty giảm xuống dưới 120 tỷ đồng trên báo cáo soát xét 6 tháng 2018. HOSE cũng lưu ý AAM về khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc, nếu trong thời hạn 1 năm không khắc phục được vấn đề vốn điều lệ giảm xuống dưới 120 tỷ đồng.
Tại ĐHCĐ thường niên diễn ra vào tháng 3-2018, cổ đông của AAM đã thống nhất việc tiêu hủy CP quỹ. Đến tháng 5-2018, AAM đã giảm vốn điều lệ từ 126,4 tỷ xuống 99,4 tỷ đồng (giảm hơn 2,7 triệu CP). Dù vậy, HĐQT AAM vẫn quyết định mua lại 2,4 triệu CP quỹ và đã mua được 1,9 triệu CP. Theo đó, khối lượng CP đang lưu hành của AAM giảm xuống còn hơn 8 triệu CP (không đủ điều kiện niêm yết trên HOSE).
Nếu AAM tự hạ chuẩn để rời sàn không rõ lý do, CTCP Công nghệ mạng và Truyền thông (CMT) chủ động hủy niêm yết trên HOSE với mục tiêu tái cơ cấu. Ngày 4-1 CMT công bố đăng ký mua lại 800.000 CP để giải quyết quyền lợi cho cổ đông khi hủy niêm yết tự nguyện trên HOSE (thời gian thực hiện từ 15-1 đến 12-2). Nguồn tiền được lấy từ quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu và nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Nếu mua thành công, lượng CP quỹ sẽ tăng lên hơn 1,5 triệu đơn vị (tương đương 19% vốn điều lệ). Trước đó, ĐHCĐ của CMT đã thông qua việc hủy niêm yết tự nguyện trên HOSE và chuyển sang đăng ký giao dịch trên UPCoM. Lý do cho quyết định hủy niêm yết là tập trung tái cấu trúc doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
Dù bị bắt buộc rời sàn do thua lỗ hay hủy niêm yết với mục đích bảo vệ quyền lợi cổ đông, song việc CP không được giao dịch trên TTCK vẫn sẽ khiến NĐT gặp nhiều khó khăn trong việc mua bán. |