Song công cuộc vận động, hỗ trợ hộ kinh doanh lên DN vẫn còn rất nhiều gian nan.
Ngán thuế, sợ thanh kiểm tra
Muốn chính thức hóa hộ kinh doanh cần dùng đòn bẩy kinh tế hơn là mệnh lệnh hành chính. Điều quan trọng nhất là chính nhà đầu tư thấy được lợi ích lớn hơn chi phí khi thành lập DN. Và khi hộ kinh doanh thấy được lợi ích nhiều hơn chi phí, thuận lợi nhiều hơn cản trở, họ mới có động lực để chuyển đổi lên DN. Ông Phan Đức Hiếu, Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương |
Là một trong những cửa hàng vật liệu xây dựng khá đông khách ở khu vực quận 7, chị N.T.T chủ cửa hàng cho biết doanh thu hàng tháng cửa hàng chị lên tới hàng trăm triệu đồng. Nhưng khi chúng tôi hỏi sao doanh thu tốt như vậy chị không đăng ký lên mô hình DN để có điều kiện phát triển mạnh hơn, chị lắc đầu nói: “Kinh doanh theo mô hình hộ cá thể rất khỏe, hàng tháng chỉ phải đóng khoản thuế khoán hơn 700.000 đồng, cả năm chưa đến 10 triệu đồng tiền thuế, lại không bị cán bộ thuế thanh kiểm tra, như vậy cần gì chuyển lên DN”.
Chị T còn bày tỏ sự lo ngại nếu chuyển lên mô hình DN sẽ phải thêm kế toán, sổ sách phải minh bạch, rồi phải đóng bảo hiểm cho người lao động, các chế độ lương thưởng, làm không đúng lại bị phạt, bị nhiều đoàn thanh kiểm tra… “Nhiều cửa hàng khu vực quận 7 doanh thu cả tỷ đồng/tháng cũng không nghĩ đến chuyện lên DN. Và một số người quen của tôi đã hối hận khi chuyển lên DN” - chị T nói.
Cũng ngán ngẩm mô hình DN, một hộ kinh doanh tại chợ An Đông cho biết mới chuyển từ DN xuống hộ kinh doanh cá thể do quá ngán các thủ tục thuế. Theo quy định 3 năm quyết toán thuế 1 lần ngoài những quy định bất thành văn còn bị hành đủ thứ. Như báo cáo tài chính phải làm 2 bộ, phần nộp cho thuế, phần DN giữ. Chưa kể bị thanh kiểm tra các loại, phải đóng nhiều chi phí…
Cũng ngán ngẩm mô hình DN, một hộ kinh doanh tại chợ An Đông cho biết mới chuyển từ DN xuống hộ kinh doanh cá thể do quá ngán các thủ tục thuế. Theo quy định 3 năm quyết toán thuế 1 lần ngoài những quy định bất thành văn còn bị hành đủ thứ. Như báo cáo tài chính phải làm 2 bộ, phần nộp cho thuế, phần DN giữ. Chưa kể bị thanh kiểm tra các loại, phải đóng nhiều chi phí…
Trong khi đó khi chuyển lại mô hình hộ kinh doanh thuế khoán cả năm chỉ trên dưới 40 triệu đồng lại không phải lo bị thanh kiểm tra. Chủ hộ kinh doanh này cho biết thêm nhiều người nghĩ rằng DN mới thành lập được phép lỗ 5 năm không tính thuế, nhưng nếu cứ báo lỗ liên tục bị thanh kiểm tra còn mệt hơn.
Thực tế, việc sợ phải đóng thuế cao, sợ ngành thuế thanh kiểm tra sổ sách, sợ phát sinh chi phí thuê kế toán, hoặc thuê dịch vụ kế toán… là nỗi lo thường trực của rất nhiều hộ kinh doanh hiện nay. Điều này xuất phát từ thực tế nhiều luật, quy định còn rườm rà với DN nhỏ.
Thực tế, việc sợ phải đóng thuế cao, sợ ngành thuế thanh kiểm tra sổ sách, sợ phát sinh chi phí thuê kế toán, hoặc thuê dịch vụ kế toán… là nỗi lo thường trực của rất nhiều hộ kinh doanh hiện nay. Điều này xuất phát từ thực tế nhiều luật, quy định còn rườm rà với DN nhỏ.
Cụ thể, Luật Kế toán (sửa đổi) có hiệu lực từ 1-1-2017, vẫn còn những quy định làm khó cho DN nhỏ, do quy định chung với các đơn vị kế toán không phân biệt quy mô. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán còn phức tạp với 5 loại báo cáo, trong đó một số báo cáo không cần thiết với DN nhỏ như báo cáo lưu chuyển tiền tệ và một số báo cáo khác. Về chuẩn mực kế toán cũng chưa phù hợp khi quy định nhiều vấn đề không phát sinh ở DNNVV, như báo cáo tài chính hợp nhất, các báo cáo bộ phận.
Đó là chưa nói đến thuế suất thuế thu nhập DN. Cụ thể, từ năm 2014 đến 31-12-2015 quy định DN có doanh thu đến 20 tỷ đồng/năm có thuế suất 20%, doanh thu khác thuế suất 22%, nhưng từ 1-1-2016 mức thuế suất thuế thu nhập DN áp dụng chung cho các DN, không phân biệt quy mô. Ngoài ra còn những vấn đề liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm bắt buộc. Hiện theo khảo sát tỷ suất bảo hiểm bắt buộc trên thu nhập của DN Việt Nam cao hơn 2 lần so với ASEAN 6.
Lợi ích lớn hơn chi phí?
Lợi ích lớn hơn chi phí?
Phải tạo điều kiện tốt nhất để hộ kinh doanh cá thể thực hiện chuyển đổi lên DN, đồng thời tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng DN hiện hữu. Trong các năm qua, số lượng DN của TP phát triển tự nhiên xuất phát từ nhu cầu. Vấn đề hiện nay là không chạy theo số lượng mà phải đồng thời duy trì, nâng cao chất lượng DN hiệu quả và bền vững. Trong đó các giải pháp phải làm sao tạo môi trường tốt nhất để hộ kinh doanh yên tâm chuyển qua DN. Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM |
Không chỉ e ngại về thuế, nhiều hộ cá thể còn lo ngại thủ tục hành chính khi thành DN sẽ rườm rà, phức tạp. Thí dụ, nếu thành DN thời gian và chi phí khởi sự là 24 ngày, khi kinh doanh gặp khó khăn muốn rút khỏi thị trường mất 60 tháng và thời gian trả thuế 540 ngày. Đó là chưa kể những khó khăn trong thuê tuyển, sa thải lao động. Tuy vậy, tính về lợi ích khi lên DN sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Cụ thể, với mô hình hộ kinh doanh sẽ bị hạn chế quyền kinh doanh, chỉ đăng ký tại 1 địa điểm, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, và bị hạn chế quy mô sử dụng lao động (dưới 10 lao động). Còn khi chuyển từ hộ kinh doanh lên DN việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng sẽ dễ dàng hơn. Đó là việc NHNN mới ban hành Thông tư 39 bổ sung quy định về khách hàng vay tại tổ chức tín dụng chỉ là pháp nhân, cá nhân.
Như vậy, với việc hình thành DN, các hộ kinh doanh cá thể cũng thuận tiện hơn trong việc tiếp cận vốn vay của các tổ chức tín dụng. Với những hộ kinh doanh bắt đầu có những sản phẩm, dịch vụ tốt được thị trường đón nhận, việc chuyển lên DN sẽ giúp phát triển mạnh mẽ hơn, thúc đẩy việc phát triển thương hiệu. Thực tế tại TPHCM đã có nhiều DN đang phát triển mạnh mẽ đi lên từ mô hình hộ kinh doanh cá thể.
Hiện nay TPHCM đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ tối đa cho các hộ kinh doanh chuyển lên DN cũng như các DN thành lập mới. Những giải pháp này đã được nêu rõ trong hội nghị triển khai kế hoạch phát triển 60.000 DN trong năm 2017 của UBND TPHCM. Cụ thể, đối với nhóm giải pháp cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho DN, trong đó các sở, ban, ngành, UBND các quận huyện cho biết sẽ tổ chức đối thoại công khai định kỳ ít nhất 2 lần/năm giữa lãnh đạo đơn vị với các DN để nắm bắt, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong các lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
Hiện nay TPHCM đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ tối đa cho các hộ kinh doanh chuyển lên DN cũng như các DN thành lập mới. Những giải pháp này đã được nêu rõ trong hội nghị triển khai kế hoạch phát triển 60.000 DN trong năm 2017 của UBND TPHCM. Cụ thể, đối với nhóm giải pháp cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho DN, trong đó các sở, ban, ngành, UBND các quận huyện cho biết sẽ tổ chức đối thoại công khai định kỳ ít nhất 2 lần/năm giữa lãnh đạo đơn vị với các DN để nắm bắt, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong các lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
Hay việc triển khai chương trình đột phá của TP về cải cách hành chính giai đoạn 2016-20120 để đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính tại đơn vị đạt mức độ hài lòng của người dân và DN về đạt trên 80% vào năm 2020.
Đối với nhóm giải pháp về môi trường kinh doanh được giao nhiệm vụ cụ thể cho Sở Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan trong kế hoạch phấn đấu đến năm 2020 đạt 500.000 DN hoạt động. Trong đó sở này cùng UBND các quận, huyện rà soát các hộ kinh doanh cá thể đủ điều kiện chuyển đổi theo Luật DN, xây dựng kế hoạch để khuyến khích và hỗ trợ chuyển đổi các hộ kinh doanh cá thể hình thành DN theo quy định.
Đối với nhóm giải pháp về môi trường kinh doanh được giao nhiệm vụ cụ thể cho Sở Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan trong kế hoạch phấn đấu đến năm 2020 đạt 500.000 DN hoạt động. Trong đó sở này cùng UBND các quận, huyện rà soát các hộ kinh doanh cá thể đủ điều kiện chuyển đổi theo Luật DN, xây dựng kế hoạch để khuyến khích và hỗ trợ chuyển đổi các hộ kinh doanh cá thể hình thành DN theo quy định.
Hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng buôn bán nằm trong diện ưu tiên hỗ trợ phát triển thành doanh nghiệp. Ảnh: THÀNH TRÍ
Các quận huyện tổng lực vào cuộc
Trong việc vận động và hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN, vai trò của các quận, cụ thể là các phòng kinh tế quận hết sức quan trọng. Chính sách chung của TP đã có, các cơ quan truyền thông cũng tích cực tuyên truyền về lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển qua DN. Song chính các cán bộ tại các phòng kinh tế quận, huyện mới là người trực tiếp làm việc với các hộ kinh doanh, có nhiều cơ hội để phân tích cái thiệt hơn để các hộ kinh doanh hiểu và tự giác chuyển đổi.
Tại buổi họp sơ kết 6 tháng của Sở Công Thương vừa qua, lãnh đạo sở chia sẻ hiện các quận huyện cũng đang sáng tạo nhiều cách thức để tuyên truyền, vận động, giúp các hộ kinh doanh vượt qua tâm lý e ngại.
Cụ thể, thực hiện công tác tuyên truyền, thành lập mới và chuyển đổi hộ cá thể thành DN; thành lập ban chỉ đạo cấp quận, phường; tổ chức công tác tập huấn; vận động hộ kinh doanh chuyển đổi và thành lập mới ngay từ khâu đăng ký; hỗ trợ thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh, có chính sách ưu đãi, giới thiệu kế toán cho DN; công tác kiểm tra xử lý… Tuy nhiên tính đến nay số hộ kinh doanh chuyển lên DN của 24 quận huyện cũng còn khá khiêm tốn so với kế hoạch của TP.
Theo kế hoạch trong năm 2017 quận 1 phải “gánh” chỉ tiêu vận động 2.324 hộ kinh doanh lên DN; quận 5: 632 hộ; quận 12: 1.161 hộ; quận Bình Tân: 1.754 hộ; quận 7: 1.531 hộ; quận Bình Thạnh: 1.462 hộ; quận Thủ Đức: 1.492 hộ; quận Gò Vấp: 1.333 hộ... Trong quá trình vận động hộ kinh doanh chuyển lên DN, nhiều quận huyện đã chuẩn bị các chương trình hỗ trợ đối với các DN mới.
Theo kế hoạch trong năm 2017 quận 1 phải “gánh” chỉ tiêu vận động 2.324 hộ kinh doanh lên DN; quận 5: 632 hộ; quận 12: 1.161 hộ; quận Bình Tân: 1.754 hộ; quận 7: 1.531 hộ; quận Bình Thạnh: 1.462 hộ; quận Thủ Đức: 1.492 hộ; quận Gò Vấp: 1.333 hộ... Trong quá trình vận động hộ kinh doanh chuyển lên DN, nhiều quận huyện đã chuẩn bị các chương trình hỗ trợ đối với các DN mới.
Theo chia sẻ của ông Lưu Trung Hòa, Phó Chủ tịch quận 1, sau khi các hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN, chính quyền quận tiếp tục phối hợp với các sở ban ngành TP, các đơn vị liên quan tổ chức chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng doanh nhân khởi nghiệp, thông tin các chính sách hỗ trợ của TP về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh khác, chương trình kích cầu, cho vay vốn kinh doanh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm giúp DN ổn định và phát triển bền vững.
Có thể thấy hành trình vận động, hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển lên DN của các quận huyện cần thêm rất nhiều tâm huyết, nhất là thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều. Song kinh nghiệm vận động trong thời gian những tháng đầu năm có thể trở thành đòn bẩy quan trọng để các cán bộ phường, quận, huyện tìm ra cho mình những bí quyết để công việc vận động và hỗ trợ hộ kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.
Có thể thấy hành trình vận động, hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển lên DN của các quận huyện cần thêm rất nhiều tâm huyết, nhất là thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều. Song kinh nghiệm vận động trong thời gian những tháng đầu năm có thể trở thành đòn bẩy quan trọng để các cán bộ phường, quận, huyện tìm ra cho mình những bí quyết để công việc vận động và hỗ trợ hộ kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.
Đặc biệt, muốn hộ kinh doanh chuyển sang DN, trước hết chính sách phải hỗ trợ được toàn diện và nhất quán cho DN về lâu dài. Trong khi hiện nay, chính sách dường như mới hỗ trợ trong việc thành lập DN và động viên khởi nghiệp.