Cho vay tái cấu trúc tài chính

Hỗ trợ doanh nghiệp “bắt nhịp” nền kinh tế

Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa triển khai chương trình “Cho vay tái cấu trúc tài chính dành cho khách hàng SMEs” với tổng hạn mức lên đến 1.000 tỷ đồng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, chế biến. Theo đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến sẽ được cho vay trả góp trung, dài hạn nhằm tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng giám đốc Thường trực ACB, cho biết:

Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa triển khai chương trình “Cho vay tái cấu trúc tài chính dành cho khách hàng SMEs” với tổng hạn mức lên đến 1.000 tỷ đồng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, chế biến. Theo đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến sẽ được cho vay trả góp trung, dài hạn nhằm tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng giám đốc Thường trực ACB, cho biết:

Giao dịch tại ACB. Ảnh: LÃ ANH

Giao dịch tại ACB. Ảnh: LÃ ANH 

Doanh nghiệp khi tham gia chương trình này sẽ được hưởng các tiện ích như: Quy mô tài trợ một khách hàng lên đến 50 tỷ đồng; thời hạn cho vay 60 tháng và được ân hạn vốn gốc; phương thức trả nợ linh hoạt, phù hợp với dòng tiền của doanh nghiệp.

Ngoài ra, thủ tục vay vốn khá đơn giản, nhanh chóng. Doanh nghiệp có thể thế chấp một phần máy móc thiết bị/hàng hóa làm tài sản đảm bảo ngoài bất động sản.

PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, chương trình cho vay tái cấu trúc doanh nghiệp của ACB có phương thức trả nợ linh hoạt, phù hợp dòng tiền của khách hàng. Ông cho biết rõ thêm phương thức trả nợ linh hoạt như thế nào?

Ông ĐỖ MINH TOÀN: - Nhằm giảm áp lực trả nợ, khi tham gia chương trình này doanh nghiệp có thể được ân hạn vốn gốc căn cứ trên dòng tiền hoạt động, được trả nợ gốc thấp trong năm đầu tiên theo định kỳ hàng quý. Số vốn gốc phải trả vào năm trả nợ đầu tiên dao động từ 15-25% số tiền vay ban đầu tùy thời hạn vay.

Các năm còn lại tỷ lệ trả nợ gốc tăng dần và được dự tính căn cứ theo dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp.

- Tại sao chương trình này chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất, chế biến?

- Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau một thời gian chịu nhiều biến động. Trong giai đoạn khó khăn vừa qua, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến là đối tượng bị tác động nhiều hơn cả.

Trước đây, trong điều kiện kinh tế ổn định các SMEs hoạt động khá hiệu quả, dòng tiền thu được đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Nhưng khi nền kinh tế bất ổn, với quy mô hoạt động của mình, SMEs sẽ gặp khó khăn về dòng tiền, tiếp theo là khó khăn trước lịch trả nợ đã được định sẵn trong điều kiện kinh tế trước đó.

Hiểu và chia sẻ khó khăn này, ACB đã xây dựng giải pháp tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trước hết là hỗ trợ giảm thiểu áp lực lịch trả nợ, sau đó cải thiện bảng cân đối kế toán hướng đến mục tiêu cuối cùng giúp doanh nghiệp bắt nhịp với nền kinh tế trong giai đoạn mới, từ đó phục hồi và tạo đà phát triển.

- Có ý kiến cho rằng trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp ngại vay vốn đầu tư trung, dài hạn vì đầu tư khó hiệu quả, các ngân hàng cũng ngại cho vay trung, dài hạn. Tại sao ACB triển khai chương trình cho vay trung, dài hạn để tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp?

Để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết, các doanh nghiệp quan tâm có thể liên hệ bất kỳ chi nhánh/phòng giao dịch của ACB gần nhất hoặc thông qua Trung tâm Dịch vụ khách hàng CallCenter 247: 08.38 247247 hoặc 1800 577 775 (miễn phí cuộc gọi).

- Trong bối cảnh hiện nay, việc mở rộng nguồn vốn trung, dài hạn gặp nhiều hạn chế đối với bản thân doanh nghiệp đi vay cũng như ngân hàng tài trợ vì nhiều lý do khác nhau.

Tuy nhiên, với chương trình cho vay tái cấu trúc tài chính, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, ACB đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm giảm chi phí vay vốn và giãn áp lực trả nợ, phù hợp dòng tiền tương lai của doanh nghiệp.

Mục tiêu của chương trình là góp phần giải quyết bài toán cân đối tài chính cho doanh nghiệp, đưa hoạt động kinh doanh dần dần đi vào ổn định và phát triển hiệu quả.

Một khi ACB đã hỗ trợ kịp thời và sát cánh với doanh nghiệp trong những lúc khó khăn nhất thì khả năng được tiếp tục tài trợ và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp là mục tiêu cuối cùng ACB hướng đến.

- Hiện nay, trong tín dụng doanh nghiệp, ông đánh giá thế nào về đối tượng và tiềm năng phát triển của SMEs? ACB đã dành chính sách tín dụng như thế nào với đối tượng khách hàng này?

- Từ khi thành lập đến nay, ACB được biết đến là một ngân hàng bán lẻ. Trong danh mục khách hàng của mình, SMEs là phân khúc khách hàng lớn nhất ACB có được trong những năm qua.

Theo dự báo nhóm khách hàng này vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển và trong định hướng kinh doanh sắp tới, ngoài việc tiếp cận nhóm khách hàng có quy mô vừa và lớn, ACB vẫn tiếp tục hướng đến nhóm khách hàng truyền thống SMEs vốn có nhiều gắn bó với lịch sử hình thành và phát triển của ACB.

Thời gian qua, tùy từng nhóm khách hàng, dựa trên đặc điểm kinh doanh, nhu cầu của từng nhóm, ACB đã xây dựng chính sách tín dụng nhất quán, trong đó có xem xét đến yếu tố đặc thù của từng phân khúc khách hàng từ đó xác định cách ứng xử phù hợp.

Trong thời gian tới, việc phục vụ khách hàng theo đặc điểm ngành nghề và quy mô hoạt động vẫn tiếp tục được ACB xem xét, áp dụng.

- Hiện có bao nhiêu SMEs đang là khách hàng của ACB và ngoài chương trình tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp ACB có sản phẩm tín dụng nào khác với khách hàng doanh nghiệp không?

- Hiện nay ACB đang phục vụ trên 10.000 khách hàng SMEs. Cùng góp phần hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế phát triển nói chung và phát triển hoạt động tín dụng tại ACB nói riêng, ACB luôn chú trọng đến việc thiết kế, cải tiến các sản phẩm tín dụng, trong đó có xây dựng và đẩy mạnh các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các khách hàng doanh nghiệp.

Ngoài chương trình tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, các chương trình khác dành cho khách hàng doanh nghiệp hiện đang được ACB triển khai như: Cho vay VNĐ đảm bảo giá trị USD; tài trợ theo hợp đồng đầu ra; cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp dành cho khách doanh nghiệp; tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu; hỗ trợ tài chính dành cho nhà phân phối; cho vay đối với doanh nghiệp có bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)…

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác