Tuy nhiên, cho đến nay với những lý do khách quan lẫn chủ quan dự án này vẫn thi công ì ạch. Tình trạng xả thải độc hại kéo dài từ địa bàn tỉnh Bình Dương thông qua kênh Ba Bò có nguy cơ trở thành nguồn ô nhiễm khổng lồ đối với sông Sài Gòn phía hạ lưu. Và TPHCM là địa phương phải hứng trọn.
Ô nhiễm phủ khu dân cư
Trở lại kênh Ba Bò vào ngày 16-8, chúng tôi nhận thấy việc cải tạo “dòng kênh đen” này trong suốt nhiều năm qua dường như không có chuyển biến đáng kể. Tại vị trí cống xả trước Khu công nghiệp (KCN) Đồng An (phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương), dòng nước thải đen ngòm mang theo nhiều bùn, bốc mùi hôi nồng nặc, trên mặt nước bọt khí nổi trắng xóa, ken dày.
Xuôi về cầu Tỉnh lộ 43 (phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TPHCM) vào ban trưa tại khu vực kênh Ba Bò, đập vào mắt chúng tôi là nước thải màu vàng đặc chảy từ phía Bình Dương vào hồ điều tiết, rồi len lỏi qua kênh chính chảy về phía hạ nguồn sông Sài Gòn. Nước chảy tràn qua các bậc tam cấp tạo ra lớp bọt trắng nổi bên trên. Mùi hôi thối xộc lên khiến chúng tôi như nghẹt thở. Chúng tôi lái xe máy đi dọc bờ kênh quan sát, dòng nước dưới kênh quá nặng mùi khiến đầu óc choáng váng, xe và người muốn ngã xuống đường. Gặp chúng tôi, bà Lê Thị Tình, ngụ khu phố 1, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, than thở: “Mấy ngày nay, sau những trận mưa lớn, nước kênh vàng quạch và càng bốc mùi hôi. Các hộ dân sống dọc kênh Ba Bò suốt mấy năm qua chờ công trình cải tạo tuyến kênh này nhưng đến giờ này vẫn chưa thấy xong”.
Hầu hết doanh nghiệp trên địa bàn Bình Dương đều xả thải xuống kênh Ba Bò tạo dòng nước vàng đặc hôi thối.
Sống tại khu vực phường Bình Hòa (thị xã Thuận An, Bình Dương) gần 30 năm nay, ông Trần Đình Lộc cho biết trước kia dù 2 bên dòng kênh chỉ là những gò đất gồ ghề, cỏ mọc um tùm nhưng dòng nước luôn trong xanh, tôm cá rất nhiều. Dòng nước bắt đầu trở nên nhờn nhợt đen từ khi các KCN Sóng Thần 1, 2, Đồng An (tỉnh Bình Dương) mọc lên.
Và cũng từ đó, sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, người già, trẻ con thường xuyên bị bệnh về đường hô hấp, do tình trạng ô nhiễm trên dòng kênh Ba Bò. Nhiều gia đình trong vùng đã phải bán nhà chuyển đến nơi khác sinh sống vì không thể chịu nổi ô nhiễm.
Ngày 24-4-2015, UBND tỉnh Bình Dương và Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước - môi trường tỉnh Bình Dương đã tổ chức khánh thành, đưa vào hoạt động công trình xây dựng, cải tạo kênh Ba Bò qua địa bàn tỉnh Bình Dương. Tổng chiều dài dự án cải tạo tuyến kênh Ba Bò tại Bình Dương hơn 3km, có tổng mức đầu tư 345 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh.
Ngày 24-4-2015, UBND tỉnh Bình Dương và Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước - môi trường tỉnh Bình Dương đã tổ chức khánh thành, đưa vào hoạt động công trình xây dựng, cải tạo kênh Ba Bò qua địa bàn tỉnh Bình Dương. Tổng chiều dài dự án cải tạo tuyến kênh Ba Bò tại Bình Dương hơn 3km, có tổng mức đầu tư 345 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh.
Dự án hoàn thành sau 1 năm xây dựng với nhiệm vụ thu gom và thoát nước mưa, nước thải đã qua xử lý của các KCN trên và các khu dân cư thuộc địa bàn thị xã Thuận An. Tuy nhiên, đã không ít lo lắng về công trình này. Đó là việc sau khi mở rộng lòng kênh, dòng nước ô nhiễm từ các KCN trên địa bàn Bình Dương được rộng đường sẽ chảy nhiều và nhanh hơn, đổ xuống phía hạ nguồn là các quận ở TPHCM.
Đoạn kênh Ba Bò thuộc địa bàn TPHCM ô nhiễm nặng khi nước đen kịt bốc mùi hôi thối.
Cần một “tổng chỉ huy”
Kênh Ba Bò nằm ở khu vực giáp ranh giữa tỉnh Bình Dương và TPHCM, hàng ngày tiếp nhận gần 10.000m³ nước thải công nghiệp từ KCN Sóng Thần 1, 2, Đồng An (Bình Dương) và nước thải sinh hoạt của gần hàng chục ngàn người dân ở Bình Dương, TPHCM trước khi chảy ra sông Sài Gòn.
Kênh Ba Bò nằm ở khu vực giáp ranh giữa tỉnh Bình Dương và TPHCM, hàng ngày tiếp nhận gần 10.000m³ nước thải công nghiệp từ KCN Sóng Thần 1, 2, Đồng An (Bình Dương) và nước thải sinh hoạt của gần hàng chục ngàn người dân ở Bình Dương, TPHCM trước khi chảy ra sông Sài Gòn.
Do tình trạng ô nhiễm và ngập nước nên UBND TPHCM đã phê duyệt dự án cải tạo kênh Ba Bò từ năm 2007 với tổng vốn đầu tư 307 tỷ đồng. Năm 2009, dự án được chấp thuận bổ sung thêm một số hạng mục, tổng vốn đầu tư được điều chỉnh lên 744 tỷ đồng. Dự án từng được kỳ vọng sẽ giải quyết thoát nước, cải thiện ô nhiễm môi trường, dự kiến đến tháng 7-2017 hoàn thành các hạng mục, song đến nay dự án vẫn đang triển khai dang dở.
Giải trình về sự chậm trễ tại kỳ họp thứ 5 HĐND TPHCM khóa IX diễn ra ngày 5-7 vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Công, Giám đốc Trung tâm chống ngập nước TPHCM, cho biết do vướng đền bù giải tỏa, trong đó có thời gian 7 tháng ngưng trệ hoàn toàn (năm 2012), và do phải thay đổi toàn bộ cán bộ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Thủ Đức. Bên cạnh đó xảy ra sự cố đập tràn, có sự thay đổi quy chuẩn hạng mục đầu tư lưới điện, trạm biến áp…
Còn theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) TPHCM, mùi hôi từ kênh Ba Bò do nước thải từ 6 cụm dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương thải thẳng ra kênh chưa qua xử lý. Do đó, TP không thể chủ động kiểm soát, phải phụ thuộc nhiều vào tỉnh bạn. Dự kiến cuối năm 2017, việc xử lý nguồn thải này mới hoàn thành và thuộc về trách nhiệm của Bình Dương.
Giải trình về sự chậm trễ tại kỳ họp thứ 5 HĐND TPHCM khóa IX diễn ra ngày 5-7 vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Công, Giám đốc Trung tâm chống ngập nước TPHCM, cho biết do vướng đền bù giải tỏa, trong đó có thời gian 7 tháng ngưng trệ hoàn toàn (năm 2012), và do phải thay đổi toàn bộ cán bộ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Thủ Đức. Bên cạnh đó xảy ra sự cố đập tràn, có sự thay đổi quy chuẩn hạng mục đầu tư lưới điện, trạm biến áp…
Còn theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) TPHCM, mùi hôi từ kênh Ba Bò do nước thải từ 6 cụm dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương thải thẳng ra kênh chưa qua xử lý. Do đó, TP không thể chủ động kiểm soát, phải phụ thuộc nhiều vào tỉnh bạn. Dự kiến cuối năm 2017, việc xử lý nguồn thải này mới hoàn thành và thuộc về trách nhiệm của Bình Dương.
Trong cam kết của TPHCM và Bình Dương khi triển khai dự án cải tạo lại kênh Ba Bò, phía Bình Dương đã ghi vốn đầu tư Nhà máy xử lý nước thải Nam Bình Dương, trong đó có 6 cụm dân cư đã nêu. Tuy nhiên lộ trình đầu tư của dự án kéo dài, dẫn tới chưa phát huy ngay hiệu quả. “Khi nào đưa vào sử dụng hệ thống bơm và hồ điều tiết của 6 cụm dân cư cùng với việc hoàn thành hồ xử lý sinh học của kênh Ba Bò sẽ kiểm soát được mùi hôi” - ông Thắng hứa hẹn.
Các chuyên gia môi trường trong nước nhận định, đối với dự án cải tạo kênh Ba Bò, do đồng cấp nên giữa TPHCM và tỉnh Bình Dương không có tính ràng buộc trong việc phối hợp thực hiện.
Các chuyên gia môi trường trong nước nhận định, đối với dự án cải tạo kênh Ba Bò, do đồng cấp nên giữa TPHCM và tỉnh Bình Dương không có tính ràng buộc trong việc phối hợp thực hiện.
Có lẽ, Sở TN-MT TPHCM nên tham mưu cho lãnh đạo TP kiến nghị bộ ngành, Trung ương làm “tổng chỉ huy” mới mong đẩy nhanh vụ việc. Từ đó mới hy vọng tình trạng ô nhiễm môi trường, tình hình sức khỏe người dân tại phường Bình Chiểu sẽ cải thiện theo chiều hướng tốt, đặc biệt là nguồn nước sông Sài Gòn đỡ bị nhiễm bẩn. Bởi lẽ, người dân sống quanh khu vực kênh Ba Bò không quan tâm lỗi thuộc về ai mà chỉ quan tâm số tiền lớn bỏ ra nhưng không khắc phục được ô nhiễm.
“Mùi hôi thối này vẫn sẽ tồn tại cho dù chúng ta có đổ nhiều tiền vào đó nếu như doanh nghiệp vẫn vô trách nhiệm, cơ quan quản lý thiếu trách nhiệm với người dân” - một người dân bức xúc.
Liên quan đến việc ô nhiễm kênh Ba Bò, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM khẳng định UBND TPHCM sẽ làm việc với UBND tỉnh Bình Dương để tìm ra những giải pháp để xử lý.
Liên quan đến việc ô nhiễm kênh Ba Bò, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM khẳng định UBND TPHCM sẽ làm việc với UBND tỉnh Bình Dương để tìm ra những giải pháp để xử lý.