Mòn mỏi chờ
Ngày 8-10, hàng chục người góp vốn mua đất nền của CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Công trình (Tranimexco) đã kéo lên trụ sở của Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM kêu cứu, vì góp vốn mua đất tại dự án khu nhà ở cán bộ công nhân viên Tranimexco đã hơn chục năm nay nhưng vẫn chưa nhận được đất nền.
Ông Đinh Bá Kiên (phường Tăng Nhơn Phú, quận 9, TPHCM), góp tiền mua đất theo hợp đồng số 04/TTGV/CĐ-Tra, cho biết trước năm 1999, Công ty Tranimexco được Cienco 6 giao lập dự án nhà ở cho cán bộ Cienco 6 và Tranimexco, với vốn tự góp của những người tham gia dự án. Theo đó, Tranimexco đứng tên pháp nhân xin giấy phép thiết lập dự án, làm các thủ tục pháp lý xây dựng khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên Tranimexco. Điều đáng nói, những người góp vốn tham gia dự án phải trả toàn bộ chi phí thực hiện, và trả cho Ban quản lý dự án của Tranimexco 5% tổng trị giá chi phí thực hiện. Ngoài khoản tiền này, Tranimexco không có quyền lợi gì từ dự án này.
Như vậy, dự án này thuộc tài sản của người góp vốn, Tranimexco không được hoạch toán dự án này là tài sản của công ty. Sau đó, Tranimexco giao Công đoàn công ty thu tiền người góp vốn và thành lập Ban quản lý dự án để thực hiện các hạng mục trong khu nhà ở cán bộ công nhân viên Tranimexco tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức. Để thiết lập quỹ đất và làm các thủ tục pháp lý xin phép thành lập dự án, mỗi cán bộ nhân viên phải nộp 280 triệu đồng/nền đất có diện tích trên dưới 150m2. “Từ năm 1999-2003, có 191 cán bộ công nhân viên nộp tiền góp vốn tham gia với tổng số tiền hơn 56,7 tỷ đồng.
Khách hàng mua đất tại Tranimexco kéo đến Sở Tài nguyên-Môi trường kêu cứu.
Từng người tham gia dự án nộp tiền trực tiếp cho Công đoàn Tranimexco dưới hình thức thỏa thuận góp. Thời gian dự kiến thực hiện dự án từ khi thỏa thuận đến khi cắm mốc bàn giao nền nhà là 18 tháng” - ông Kiên cho biết.
Sau khi thu tiền của 191 người góp vốn, Công đoàn Tranimexco liên hệ với các cơ quan chức năng xin giấy phép đầu tư dự án. Năm 2002, UBND TPHCM ra Quyết định 1694/QĐ-UB giao đất tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức cho Tranimexco thực hiện dự án khu nhà ở cán bộ công nhân viên Tranimexco. Năm 2011, dự án đã đền bù được 6,68ha đất trên tổng số 8,65ha. Do vướng quy hoạch đường Vành đai 2, Tranimexco đã xin điều chỉnh quy hoạch dự án. Năm 2013, UBND TPHCM ra Quyết định 395/QĐ-UB điều chỉnh diện tích giao đất thực hiện dự án từ 81.705m2 còn 66.798m2. Đến nay, Tranimexco đã thiết lập được 66.798m2 đất và đã chi tư vấn dự án, san lấp mặt bằng, đóng thuế.
Mâu thuẫn về tiền làm hạ tầng
Theo báo cáo kiểm toán của Công ty TNHH Thái Bình Dương, hiện tại dự án khu nhà ở cán bộ công nhân viên Tranimexco có tổng chi phí thực hiện hơn 55,3 tỷ đồng, gồm cả 5% chi phí thực hiện dự án ở giai đoạn này cho Công đoàn Tranimexco. Hiện tại, Công đoàn Tranimexco còn giữ hơn 4,4 tỷ đồng của người góp vốn. Tuy nhiên, Tranimexco chưa xây dựng được mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông nội bộ, vỉa hè, cấp thoát nước, điện, xây tường xung quanh bảo vệ dự án, công viên cây xanh... Do đó, Tranimexco chưa thể bàn giao nền nhà, giấy chứng nhận chủ quyền và các giấy tờ liên quan đến khu đất cho người góp vốn. Chờ đợi mòn mỏi, nhiều người nản quá bán lại hợp đồng góp vốn. Đã rất nhiều lần, những người góp vốn gửi văn bản, họp với Ban giám đốc Tranimexco, yêu cầu triển khai thực hiện dứt điểm dự án, nhưng đến nay nhiều hạng mục vẫn nằm trên giấy.
Theo báo cáo kiểm toán của Công ty TNHH Thái Bình Dương, hiện tại dự án khu nhà ở cán bộ công nhân viên Tranimexco có tổng chi phí thực hiện hơn 55,3 tỷ đồng, gồm cả 5% chi phí thực hiện dự án ở giai đoạn này cho Công đoàn Tranimexco. Hiện tại, Công đoàn Tranimexco còn giữ hơn 4,4 tỷ đồng của người góp vốn. Tuy nhiên, Tranimexco chưa xây dựng được mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông nội bộ, vỉa hè, cấp thoát nước, điện, xây tường xung quanh bảo vệ dự án, công viên cây xanh... Do đó, Tranimexco chưa thể bàn giao nền nhà, giấy chứng nhận chủ quyền và các giấy tờ liên quan đến khu đất cho người góp vốn. Chờ đợi mòn mỏi, nhiều người nản quá bán lại hợp đồng góp vốn. Đã rất nhiều lần, những người góp vốn gửi văn bản, họp với Ban giám đốc Tranimexco, yêu cầu triển khai thực hiện dứt điểm dự án, nhưng đến nay nhiều hạng mục vẫn nằm trên giấy.
Theo thỏa thuận góp vốn, thời gian bàn giao nền nhà 18 tháng, nhưng còn nhiều hạng mục chưa thực hiện. Do đó, những người góp vốn liên tục yêu cầu Tranimexco thực hiện cam kết. Đến tháng 7-2017, Tranimexco công bố báo cáo kế hoạch thực hiện các hạng mục tiếp theo của dự án.
Trong đó có chi phí hạng mục xây dựng hạ tầng đô thị với số tiền gần 236,5 tỷ đồng. Tính ra, mỗi m2 hạ tầng ở dự án này có giá lên tới gần 11,2 triệu đồng. Trong khi đó, tại Quyết định 1161/QĐ-BXD quy định suất đầu tư cho mỗi m2 hạ tầng kỹ thuật khu đô thị 804.000 đồng.Những người góp vốn cho rằng Ban lãnh đạo Tranimexco đã tính chi phí vượt so với quy định của Bộ Xây dựng gần 200 tỷ đồng.
Không đồng ý với mức chi phí này và thời gian thực hiện hợp đồng góp vốn đã hết, cán bộ nhân viên đề nghị Tranimexco ủy quyền hoặc đấu thầu giao cho công ty khác thực hiện hạng mục này. Người mua đất vẫn trả cho Tranimexco 5% chi phí như thỏa thuận.
Tuy nhiên, ông Vũ Văn Hưng, Tổng giám đốc Tranimexco không đồng ý. Sau đó, những người góp vốn ký đơn tập thể gửi Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tố cáo ông Hưng lợi dụng lòng tin, chiếm đoạt gần 30 tỷ của 191 người tham gia dự án khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên Tranimexco vào tháng 7-2018.