Khan hiếm phi công, hãng bay gặp khó

Tình trạng thiếu phi công đã buộc các hãng hàng không khu vực của Hoa Kỳ phải hủy chuyến bay và cho máy bay nằm ụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu.

Tình trạng thiếu phi công đã buộc các hãng hàng không khu vực của Hoa Kỳ phải hủy chuyến bay và cho máy bay nằm ụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu.

Tình trạng thiếu lao động và cắt giảm dịch vụ đã giáng đòn mạnh vào các hãng hàng không khu vực (chuyên vận chuyển hành khách trong các thị trường nhỏ thay mặt cho các hãng bay lớn hơn). Republic Airways Holdings (RJET), một trong những hãng bay khu vực lớn nhất, đã lên kế hoạch ngừng bay 27 trong số 41 chiếc Embraer 50 chỗ ngồi của mình vì thiếu phi công.

Quyết định đó sẽ khiến cho hãng mất 22 triệu USD thu nhập trong năm nay. Nguồn nhân lực phi công trở nên khan hiếm là tác dụng phụ khi Hoa Kỳ tăng đáng kể số giờ bay tối thiểu cần thiết đối với phi công mới. Trong năm 2010, Quốc hội bắt buộc các cơ phó phải có chứng chỉ “Phi công vận tải hàng không” với ít nhất 1.500 giờ bay, trong khi trước đó chỉ cần chứng chỉ phi công thương mại và 250 giờ bay.

Những quy định mới được đưa ra sau khi các nhà điều tra xác định vụ rơi máy bay của hãng hàng không khu vực Continental Express năm 2009 có liên quan đến những thiếu sót trong công tác đào tạo. Phiên điều trần về vụ tai nạn cũng phơi bày tình trạng tiền lương thấp một cách đáng ngạc nhiên tại các hãng hàng không khu vực.

Từ lâu, thị trường khu vực của ngành công nghiệp hàng không Hoa Kỳ đã là đấu trường cạnh tranh khốc liệt, trong đó các hãng hàng không lớn bán đấu giá phần lớn lịch trình bay của họ cho bên trả giá thấp nhất. Cách thức hoạt động như thế gây ra áp lực về tiền lương.

Theo tiết lộ của Hiệp hội Phi công hàng không Hoa Kỳ (ALPA), mức lương khởi đầu của cơ phó tại một hãng hàng không khu vực chỉ nhỉnh hơn 21.000USD mỗi năm, thấp hơn khoảng 40.000USD so với công việc tương tự tại các hãng bay lớn Delta (DAL) và United (UAL). Thù lao ít ỏi không chỉ làm nghề phi công trở nên kém hấp dẫn mà còn kết hợp với việc liên bang nâng cao các quy định đào tạo khiến nhiều phi công mới lún sâu vào cảnh nợ nần. Chi phí để hội đủ giờ huấn luyện bay cần thiết trước khi một phi công được nhận việc có thể lên tới hơn 100.000USD.

Chủ tịch ALPA Lee Moak cho biết: “Có tình trạng thiếu phi công giỏi chịu bay cho các hãng hàng không Hoa Kỳ vì gần đây ngành công nghiệp này không ổn định, lương thấp và lợi ích kém”. Để so sánh, hãng Emirates Airlines (Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất) trả cho các cơ phó mới 82.000USD cộng với trợ cấp nhà ở và các lợi ích đặc biệt khác. ALPA nói rằng có hàng ngàn phi công Hoa Kỳ đang nghỉ bay hoặc làm việc cho nước ngoài mong muốn quay trở lại buồng lái của các hãng hàng không Hoa Kỳ với điều kiện thích hợp.

Các hãng bay khu vực của Hoa Kỳ gặp khó vì khan hiếm phi công.

Các hãng bay khu vực của Hoa Kỳ gặp khó vì khan hiếm phi công.

Cắt giảm chuyến bay do thiếu phi công đã lan từ các hãng hàng không nhỏ sang các hãng lớn. Great Lakes Airlines đã chấm dứt dịch vụ bay tới nửa tá các thị trấn nhỏ vào ngày 1-2 sau khi đội ngũ phi công giảm thê thảm từ hơn 300 xuống dưới 100.

Trong khi đó, United giải thích kế hoạch rút bớt khỏi sân bay Cleveland vì các hãng bay khu vực không thể nối chuyến cho tất cả các chuyến bay của United tại đó. Trong một số trường hợp, các hãng hàng không lớn hơn với mức lương tốt hơn đang “làm thịt” lực lượng lao động của các đối tác khu vực.

Chuyên gia phân tích Helane Becker của Cowen & Co lưu ý: “Nhiều hãng bay lớn sẽ thuê mới phi công để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng. Trong bối cảnh nhân lực phi công tiếp tục giảm, dự kiến các hãng bay khu vực sẽ phải cắt giảm chuyến bay và lương phi công tăng lên”.

Triển vọng lợi nhuận ảm đạm của các hãng hàng không khu vực cũng được phơi bày ở giá cổ phiếu của họ. Tính từ đầu năm 2014, cổ phiếu của Republic đã giảm gần 15% và một hãng bay khu vực có tầm cỡ khác là SkyWest cũng đã giảm 19%.

Các tin khác