Khoác áo quá rộng

Các nước trong khu vực có số giờ nộp thuế rất thấp Nhà nước vẫn quản lý được, trong khi Việt Nam đã tích cực rà soát, cắt giảm thủ tục, số giờ tuân thủ nhưng thời gian nộp thuế còn khá cao. Đó là do các nước có chính sách thuế đơn giản dễ quản lý, dễ thu và dễ tuân thủ đối với DN nhỏ. Nhận định này của bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, đã được nhiều chuyên gia chia sẻ, đồng tình.

Các nước trong khu vực có số giờ nộp thuế rất thấp Nhà nước vẫn quản lý được, trong khi Việt Nam đã tích cực rà soát, cắt giảm thủ tục, số giờ tuân thủ nhưng thời gian nộp thuế còn khá cao. Đó là do các nước có chính sách thuế đơn giản dễ quản lý, dễ thu và dễ tuân thủ đối với DN nhỏ. Nhận định này của bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, đã được nhiều chuyên gia chia sẻ, đồng tình.

Yêu cầu khó, đối phó làm ẩu

Đánh giá về tổ chức bộ máy kế toán của DNNVV, siêu nhỏ, TS. Nguyễn Quốc Thắng, Phó trưởng Khoa Kế toán - Kiểm toán (Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh), cho rằng nhân viên kế toán được thuê thường đảm nhiệm thêm nhiều công việc khác bị cấm trong luật. Chẳng hạn như, kế toán kiêm thủ kho, bán hàng… và thường là người có mối quan hệ với giám đốc, quản lý. Bởi để thuê kế toán, thủ quỹ theo đúng luật chi phí sẽ lớn. Thí dụ, một công ty có doanh thu 1 tỷ đồng/năm, lương kế toán 5 triệu đồng/tháng (60 triệu đồng/năm). Trong khi đó, thuê kế toán kiêm thêm nhiều việc khác chỉ phải trả 2 triệu đồng/tháng.

Chia sẻ điều này, bà Nguyễn Thị Cúc nhìn nhận để tiết kiệm chi phí, các DNNVV thường thuê nhân viên kế toán kiêm các vị trí khác nhau dẫn đến thiếu chuyên nghiệp, chồng chéo. "Hội của chúng tôi nhỏ nhưng theo yêu cầu cũng phải có kế toán chuyên nghiệp. Thế nên, chúng tôi phải yêu cầu cô văn phòng kiêm luôn chức danh kế toán. Quy định về kế toán với DN nhỏ và siêu nhỏ hiện đang tạo rất nhiều áp lực với họ" - bà Cúc thổ lộ. Bà Đặng Thị Bình An, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho rằng quy định về kế toán hiện nay yêu cầu DN phải chấp hành 7 chuẩn mực.

Đây là điều rất khó và DN không làm được và họ làm chỉ để đối phó sao cho cuối năm có báo cáo tài chính nộp cơ quan thuế. Điều này dẫn đến việc tại các DN nhỏ, siêu nhỏ đang tồn tại 3 loại sổ sách: sổ để biết lỗ - lãi; sổ nộp cơ quan quản lý; sổ để làm hồ sơ vay vốn ngân hàng. "Điều quan trọng là cải cách thủ tục hành chính thuế phải đưa cơ quan quản lý tiệm cận gần nhất sổ tính toán lỗ - lãi của họ. Để làm được điều đó, yêu cầu với DN phải đơn giản" - bà Bình An kiến nghị.

Theo nhiều chuyên gia, cải cách thủ tục hành chính thuế chưa thực sự thấu đáo như mong muốn của cơ quan thuế vì chưa đánh trúng vấn đề. Thí dụ, quy định về tờ khai đầu ra vào của DN chiếm rất nhiều thời gian của DN, cần phải loại bỏ. Theo đó, ngành thuế nên có những cải cách thuế phù hợp hơn để giảm thời gian cho DN.

Cần chế độ kế toán riêng cho DN siêu nhỏ

Để chống thất thu thuế, tạo thuận lợi cho DN nhỏ, siêu nhỏ tuân thủ đúng quy định sổ sách kế toán, ông Nguyễn Quốc Thắng cho rằng Luật Kế toán sửa đổi, bổ sung nên có quy định về đơn vị kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, kế toán trưởng cần phân biệt DN theo quy mô, năng lực. Thí dụ, chế độ kế toán cho DN nhỏ, siêu nhỏ cần đơn giản, gắn việc lập báo cáo thuế với báo cáo kế toán (không có các nhà đầu tư, các bên có liên quan…).

Bên cạnh đó sửa quy định về dịch vụ kế toán và đại lý thuế  theo hướng cả đại lý thuế và dịch vụ kế toán được làm từ sổ sách kế toán đến thủ tục về thuế không cần có 2 chứng chỉ hành nghề. Bởi lẽ việc tính thuế, khai thuế đúng phải bắt nguồn từ ghi chép, hạch toán sổ sách, chứng từ kế toán đúng; kế toán và thuế là chuỗi công việc gắn liền từ việc ghi chép sổ sách chứng từ kế toán, lập báo cáo tài chính đến hoàn thiện bộ hồ sơ khai thuế.

Dù tích cực rà soát, cắt giảm thủ tục... nhưng thời gian nộp thuế cho loại hình DN nhỏ vẫn còn cao.

Dù tích cực rà soát, cắt giảm thủ tục... nhưng thời gian nộp thuế cho loại hình DN nhỏ vẫn còn cao.

Thừa nhận điều này, ông Nguyễn Quang Tiến, Phó trưởng Ban Cải cách và hiện đại Tổng cục Thuế, cho rằng chế độ kế toán hiện là một trong những trở ngại của việc cải cách thủ tục hành chính thuế do DN vẫn chịu gánh nặng tuân thủ.

Thông lệ quốc tế là áp dụng đơn giản các quy định về sổ sách, trong khi Việt Nam chưa có sự phân biệt khi theo quy định, DN có quy mô nhỏ vẫn phải tổ chức bộ máy kế toán, kế toán trưởng. Nghịch lý là chúng ta đang đẩy mạnh phát triển đại lý thuế, đã khiến DN nhỏ vẫn phải đáp ứng hệ thống báo cáo tài chính nặng nề. Do vậy, ngành thuế đã đặt trọng tâm vào các giải pháp này. Tại chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 và Nghị quyết 19 vừa qua đã đề cập đến những chùm giải pháp tập trung vào khối DNNVV, hộ kinh doanh.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Ban Pháp chế, Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam, các DNNVV, DN siêu nhỏ đang "mặc áo quá rộng" với các quy định về thủ tục hành chính. Trong đó, nhiều quy định của Việt Nam về kế toán không khả thi với DN nhỏ dẫn đến việc tuân thủ đúng gây tốn kém, DN khó tồn tại. Do vậy, về cơ bản họ không tuân thủ đúng quy định và điều này đã tạo ra những rủi ro lớn. Điều đáng lo ngại là các quy định này đang tạo ảnh hưởng đến 50% DN đang hoạt động hiện nay nên rất cần sự thay đổi phù hợp.

Các tin khác