Đó là các dự án Nam Hội An, dự án của Tập đoàn Vingroup và sắp tới sẽ là siêu dự án điện khí PVN và Exxonmobil (Hoa Kỳ) bắt tay đầu tư.
Sau thành công từ Khu liên hợp cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải, nay tỉnh Quảng Nam đang đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực logistics. “Đây là mục tiêu phát triển tiếp theo để Chu Lai mạnh hơn.
Vì vậy, vấn đề logistics và hạ tầng sẽ tiếp tục được chú trọng. Chúng tôi đang tập trung quyết liệt để tổ chức và xúc tiến hình thành trung tâm logistics về hàng không, bên cạnh hàng hải đang được mở rộng. Nếu phát triển được trung tâm logistics hàng không, Khu kinh tế mở Chu Lai sẽ là đầu tàu kinh tế của tỉnh, phát triển một cách bền vững và đóng góp lớn vào phát triển kinh tế khu vực” - ông Đỗ Xuân Diện, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, khẳng định.
Điều này hoàn toàn khả thi khi hiện nay tại Khu kinh tế mở Chu Lai đã có trung tâm logistics của Trường Hải làm nền tảng, lực hút cho các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực này. Trường Hải đang tập trung tăng tuyến, mở rộng tuyến từ Chu Lai đi miền Trung - Tây nguyên, các cảng trong nước và các thị trường ở khu vực ASEAN, Đông Bắc Á. Trung tâm này được phát triển theo mô hình phát triển chung của Khu kinh tế mở Chu Lai cũng như của Trường Hải.
Để hiện thực hóa chủ trương này, Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai đang xúc tiến đầu tư một số dự án với mục tiêu hoàn thành vào năm 2025, giúp tăng lượng hàng qua cảng Chu Lai trên 10 triệu tấn/năm - đạt ngưỡng ban đầu của tuyến hàng hải quốc tế.
Cảng Tam Hiệp - Chu Lai cảng logistics đầu tiên kết nối các tuyến vận tải quốc tế.
Trước đây, khi chưa có logistics và các tuyến vận tải, hàng hóa từ Chu Lai phải vận chuyển ra Đà Nẵng hay về TPHCM rồi mới đi tiếp Singapore, Hồng Công, Đông Bắc Á hoặc sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản. Nhờ có logistics hàng hóa được đi thẳng từ Chu Lai tới Incheon (Hàn Quốc), Osaka (Nhật Bản) hay các thị trường trong nước, rút ngắn thời gian hàng hóa trên đường đi, chi phí giảm tới 60-70%.
Theo lộ trình, khi có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp, trong đó có trung chuyển hàng hóa qua Cảng hàng không sân bay Chu Lai hay qua trung tâm logistics mà Trường Hải đang đầu tư, Khu kinh tế mở Chu Lai sẽ tiếp tục phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ô tô, phụ trợ dệt may xuất khẩu, ngành khí - điện thông qua dự án Khai thác khí mỏ Cá voi Xanh.
Với trách nhiệm được giao, Khu kinh tế mở Chu Lai không chờ đợi mà chủ động, tích cực vận động, vận dụng, triển khai tốt các cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc tranh thủ các nguồn vốn, các chương trình mục tiêu vốn ngoài kế hoạch, vốn tín dụng và kêu gọi cộng đồng, xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng…
Với trách nhiệm được giao, Khu kinh tế mở Chu Lai không chờ đợi mà chủ động, tích cực vận động, vận dụng, triển khai tốt các cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc tranh thủ các nguồn vốn, các chương trình mục tiêu vốn ngoài kế hoạch, vốn tín dụng và kêu gọi cộng đồng, xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng…
Có thể hiện tại vẫn còn không ít vướng mắc về tiến độ giải phóng mặt bằng so với yêu cầu nhà đầu tư và việc sắp xếp dân cư ven biển, nhưng sau nhiều cuộc đàm phán, thỏa thuận, nhiều phương án đã được đưa ra điều chỉnh trên thực tế và Quảng Nam bảo đảm sẽ giao đủ đất sạch cho các nhà đầu tư tiến hành dự án.