(ĐTTCO) - Liên quan đến đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trao đổi với ĐTTC, TS. VŨ ĐÌNH ÁNH (ảnh), chuyên gia kinh tế cho rằng, cần phải xác định mục tiêu cụ thể hơn nữa và cần có sự nhận diện, phân loại rõ ràng giữa các thành phần kinh tế khi thống kê.
PHÓNG VIÊN: - Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát. Có những ý kiến cho rằng đây là việc làm hơi muộn khi nền kinh tế này ở Việt Nam đã phình to kể từ khi bắt đầu mở cửa. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
TS VŨ ĐÌNH ÁNH: - Tôi không cho rằng đó là muộn. Bởi lẽ khu vực kinh tế chưa được quan sát tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới, thậm chí có những nước có tỷ trọng rất lớn và vai trò của nó đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội không nhỏ.
Do đó, nếu đặt vấn đề sớm hay muộn khi tính toán và thống kê thành phần kinh tế này vào GDP, thực tế sẽ không có ý nghĩa gì cả. Vấn đề ở đây là hiện nay thống kê thành phần kinh tế chưa quan sát được là để nhằm mục tiêu cụ thể gì?
Theo tôi biết, trong đề án có nói đến mục tiêu nhưng rất chung chung, không nói rõ mục tiêu cụ thể. Khi không xác định rõ mục tiêu thì các biện pháp kỹ thuật sau đó được sử dụng và kết quả thu thập được cũng không mang nhiều ý nghĩa. Do đó, vấn đề tôi quan tâm nhất hiện nay là đề án cần phải xác định rõ mục tiêu, vì nếu mục tiêu đặt ra chung chung có thể khó nhận được sự ủng hộ của dư luận và các thành phần kinh tế, dẫn đến khó thực hiện.
- Thực tế cho thấy, hiện nay thành phần kinh tế chưa quan sát được chiếm tỷ trọng khá lớn. Theo ông, việc thống kê thành phần này có thể giúp cải thiện nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua chính sách thuế?
- Điều này sẽ phụ thuộc vào mục tiêu. Thí dụ hiện nay, chúng ta đặt ra vấn đề thống kê nhưng không đặt rõ mục tiêu cụ thể là nhằm để làm gì, tất nhiên dư luận có quyền nghi ngờ hoặc võ đoán ra các mục tiêu khác.
Điều này sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện các biện pháp khi thống kê. Bởi nếu thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát chỉ để nhằm mục tiêu tăng thu ngân sách, chắc chắn sự hưởng ứng của các thành phần kinh tế trong xã hội đối với đề án sẽ bị giảm đi rất nhiều.
Do đó, vấn đề đặt ra cần làm rõ mục tiêu, như là góp phần vào một nền kinh tế công khai minh bạch, hoặc tạo ra một môi trường bình đẳng, góp tăng trưởng kinh tế, còn tăng thu ngân sách nên là một mục tiêu nhỏ trong số đó chứ không phải là mục tiêu chủ chốt.
- Nhiều chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng, vấn đề nợ công của Việt Nam đang ở tình trạng đáng lo ngại và đã sát trần. Vậy việc tính toán và thống kê thành phần kinh tế chưa quan sát được vào GDP có giúp làm giảm trần nợ công hiện nay?
- Sau khi thống kê thành phần kinh tế chưa được quan sát, rất có thể GDP sẽ lớn hơn. Nếu quy mô GDP lớn hơn thì tỷ lệ nợ công có thể giảm từ 64% xuống 61-62%. Nhưng nếu căn cứ vào đây để mà tiếp tục vay mượn nhiều hơn sẽ khiến nợ công tăng cao.
Cho nên vấn đề này cần được xem xét cẩn thận, vì liên quan đến khả năng trả nợ. Tôi cho rằng vấn đề nợ công sẽ càng trầm trọng hơn nếu việc thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát chỉ nhằm mục đích chính là tăng GDP, rồi từ đó tăng tổng nợ công. Biện pháp dài hạn vẫn phải là tái cơ cấu để có mô hình tăng trưởng tốt hơn, nâng cao sức cạnh tranh.
- Theo ông, cái khó nhất trong thống kê thành phần kinh tế chưa được quan sát là gì?
- Thành phần kinh tế chưa được quan sát tồn tại song song cùng với lịch sử. Nó tồn tại như một tất yếu khách quan, luôn chịu sự tác động của các quy luật kinh tế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cũng như hiệu lực của hệ thống pháp luật ở mức độ khác nhau, tùy thuộc vào mỗi quốc gia. Khu vực này đã trở thành bộ phận cấu thành của nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Việc người ta phát triển, phân loại và gọi các thành phần kinh tế chính thức hay phi chính thức là về sau này, còn trước đó hầu hết đều phi chính thức, chưa được quan sát. Nên vấn đề đặt ra ở đây là phải phân loại. Về tiêu chí phân loại, thứ nhất phải chia đều ra các khu vực, trong đó có những khu vực không thể quan sát được (như là khu vực tội phạm), cái này phải tách bạch hẳn ra.
Hai là khu vực kinh tế có thể quan sát được cũng cần phân loại tiếp, đó là khu vực quan sát được cần thống kê và khu vực không cần thống kê để tránh làm tổn phí nguồn lực dẫn đến không khả thi.
- Kinh tế chưa được quan sát hiện đang chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nền kinh tế, kèm với đó là rất nhiều lao động và việc làm gắn liền với nó. Việc thực thống kê để “chính thức hóa” liệu có gây ra sự xáo trộn về lao động xã hội?
- Khu vực kinh tế chưa được quan sát có những đặc điểm như lao động có việc làm bấp bênh, không có hợp đồng lao động, thu nhập thấp, thời gian làm việc dài, không đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…
Do đó, để khắc phục những điểm yếu này cũng như tránh gây ra sự xáo trộn đáng kể, Nhà nước cần có những chính sách, giải pháp hỗ trợ cụ thể nhằm mở rộng sự bảo vệ đến nhóm lao động này.
- Xin cảm ơn ông.
Thực tế, chính sách dành cho khu vực kinh tế chưa được quan sát hiện đang phải đối mặt với một mâu thuẫn khó giải quyết, đó là liệu có nên hỗ trợ cho khu vực phi chính thức khi mà sự hỗ trợ đó có nguy cơ khiến cho khu vực này càng phình ra hay không, hoặc có nên thúc đẩy việc chuyển dịch khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức để cải thiện năng suất và thu nhập, sau đó là đánh thuế các thu nhập đó.
(ĐTTCO) - Nghị định 70 được đánh giá là bước tiến quan trọng trong quá trình minh bạch và hiện đại hóa hệ thống quản lý thuế, tuy nhiên khi thực hiện cần phải có những điều chỉnh để sát với thực tế.
(ĐTTCO) - Trong 6 tháng đầu năm, toàn ngành thuế đã thực hiện được 26.290 cuộc thanh tra, kiểm tra; tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 28.430 tỷ đồng.
(ĐTTCO) - Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, sàn thương mại điện tử kê khai, nộp thuế thay người bán, là những chính sách được kỳ vọng sẽ tạo những cú hích mạnh nhằm kích thích tiêu dùng, thuận sản xuất.
(ĐTTCO)-Chiều 10-7, tại hội thảo do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, nhiều hộ kinh doanh (HKD) bày tỏ lo ngại khi thực hiện hóa đơn điện tử từ máy tính tiền kết nối với cơ quan thuế theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP.
(ĐTTCO) - Kế hoạch hành động xác định các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của các đơn vị thuộc Bộ Công Thương nhằm nâng cao năng lực ứng phó với các rào cản thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
(ĐTTCO) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu đồng loạt triển khai để hoàn thành giải phóng mặt bằng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam vào cuối năm 2026.
(ĐTTCO) - Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 5061 yêu cầu các sở công thương các tỉnh, thành trực thuộc trung ương, sau khi ổn định tổ chức, cần nhanh chóng tập trung vào một số nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm.
(ĐTTCO) - Ngày 9-7, tại Phú Thọ, Bộ Tài chính tổ chức hội thảo lấy ý kiến đối với 3 dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Luật số 68).
(ĐTTCO)-Với đà phục hồi xuất khẩu nhiều nhóm hàng và các giải pháp quyết liệt, ngành nông nghiệp kỳ vọng cán đích mục tiêu xuất khẩu 65 tỷ USD, góp phần đảm bảo thu nhập ổn định cho nông dân.
(ĐTTCO)-Bộ Xây dựng đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức lập Đề án nghiên cứu khả năng hình thành Cảng hàng không tại Ninh Bình.
(ĐTTCO)-Dự án cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum kết nối tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông và tuyến cao tốc Bắc- Nam phía Tây, có chiều dài khoảng 136km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030.
(ĐTTCO) - Tổ chức chính quyền địa phương phương 2 cấp, từ 63 tỉnh thành cả nước chỉ còn 34 tỉnh, thành không chỉ là sự sắp xếp lại các địa danh trên bản đồ, mà còn là một cuộc cải cách, đưa Việt Nam phát triển lên một vị thế, một tầm cao mới.
(ĐTTCO)-Theo bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Vasep, triển vọng xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm 2025 đối với hai ngành hàng chủ lực là tôm và cá tra phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ.
(ĐTTCO) - Một ngày cũng sinh lợi, một đồng cũng sinh lợi, hoàn toàn linh hoạt 24/7; không chia ngăn không ngưỡng và bứt phá mọi giới hạn không có nhưng.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu