Khủng hoảng kênh đào Suez sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá ly cà phê của bạn?

(ĐTTCO) - Cuộc khủng hoảng ở kênh đào Suez có thể sớm được cảm nhận trên ly cà phê hòa tan của bạn.
Ever Given, một trong những con tàu container lớn nhất thế giới, đã mắc cạn ở Kênh đào Suez. Ảnh: Reuters
Ever Given, một trong những con tàu container lớn nhất thế giới, đã mắc cạn ở Kênh đào Suez. Ảnh: Reuters

 hòa tan của bạn.

Việc chặn tàu qua lại ở một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới không chỉ cản trở các chuyến hàng dầu thô và khí đốt tự nhiên hóa lỏng, mà còn các thùng chứa cà phê robusta - loại được dùng để sản xuất Nescafe.

Tất cả hạt cà phê từ Đông Phi và Châu Á - nơi có hai trong số những nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới - đều đến Châu Âu qua kênh đào Suez.

Con tàu container khổng lồ Ever Given đã bị kẹt trong tuyến đường thương mại quan trọng vào hôm thứ Ba 23/3, chặn đường các con tàu vận chuyển gần 10 tỷ USD hàng hóa qua đường thủy của Ai Cập.

Việc di dời con tàu 200.000 tấn có thể mất vài ngày hoặc thậm chí vài tuần, và các lô hàng tàu xếp hàng quanh kênh đã tăng gấp đôi.

Khoảng 12% thương mại toàn cầu đi qua Suez, và đường thủy này được biết đến với vai trò của nó trong thị trường năng lượng hơn là các mặt hàng nông nghiệp như cà phê.

Tuy nhiên, chỉ có hai nhà sản xuất cà phê robusta lớn - Brazil và Bờ Biển Ngà - không sử dụng con đường quan trọng này để tiếp cận những người tiêu dùng lớn ở châu Âu.

Các nhà rang xay cà phê trên lục địa này đã phải vật lộn để có được cà phê robusta từ Việt Nam, nhà sản xuất lớn nhất thế giới, do tình trạng thiếu container vận chuyển đã làm ảnh hưởng đến thương mại lương thực toàn cầu.

Nhưng ngay khi nguồn cung bắt đầu được cải thiện, sự tắc nghẽn kênh đào lại mang đến một cơn đau đầu khác. “Các nhà rang xay có thể phải chờ từ hai đến ba tuần”, Raphaelle Hemmerlin, trưởng bộ phận hậu cần của thương nhân cà phê Thụy Sĩ Sucafina SA cho biết.

Vào thời điểm cao điểm của vụ khủng hoảng, các thương nhân đã đòi 450 USD/tấn cao hơn giá quy đổi đối với cà phê Việt Nam ở châu Âu, gấp ba lần mức bình thường.

“Hàng tồn kho ở châu Âu rất khan hiếm và tôi nghĩ thị trường giao ngay ở đó sẽ bùng cháy,” Luhmann của JL Coffee Consulting cho biết. 

Các tin khác