Kiểm soát tỷ giá phù hợp

(ĐTTCO) - Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) quyết định nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần 1 thập niên, chưa đầy 24 giờ sau NHNN cũng quyết định đưa trần lãi suất tiền gửi USD đối với cá nhân giảm về 0% thay vì 0,25%/năm như trước. Động thái của NHNN được cho nhằm tăng vị thế VNĐ trong bối cảnh áp lực tăng tỷ giá trong thời gian tới vẫn rất lớn.

(ĐTTCO) - Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) quyết định nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần 1 thập niên, chưa đầy 24 giờ sau NHNN cũng quyết định đưa trần lãi suất tiền gửi USD đối với cá nhân giảm về 0% thay vì 0,25%/năm như trước. Động thái của NHNN được cho nhằm tăng vị thế VNĐ trong bối cảnh áp lực tăng tỷ giá trong thời gian tới vẫn rất lớn.

Mục tiêu chống đô la hóa

Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nên việc FED tăng lãi suất cơ bản lên 0,25% đã có ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu. Lãi suất USD của các NH Hoa Kỳ và các NH khác trên thế giới dù chưa có điều chỉnh tăng ngay nhưng xu hướng trong tương lai sẽ tăng theo lãi suất của FED. Trên thị trường chứng khoán toàn cầu bước đầu đã ảnh hưởng theo hướng tích cực bởi quyết định của FED.

Đứng trước những áp lực hiện nay, nhiều người cho rằng tỷ giá sẽ điều chỉnh tăng mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, tôi cho rằng NHNN không nên điều chỉnh quá lớn. Lý do vì nợ công của chúng ta, theo đánh giá của IMF khoảng 93 tỷ USD, nếu quy ra VNĐ tăng lên 1% tỷ giá, thiệt hại sẽ xấp xỉ 1 tỷ USD. Ngoài ra, việc tăng tỷ giá chưa chắc đã tạo lợi thế về xuất khẩu vì đa số hàng xuất khẩu của chúng ta là nhập khẩu nguyên liệu. Tăng tỷ giá sẽ nâng giá hàng nhập khẩu, gây khó khăn cho xuất khẩu. Quan điểm của tôi là không nên tăng tỷ giá USD/VNĐ quá mạnh.

Đối với Việt Nam có 3 ảnh hưởng rõ rệt. Thứ nhất, những tổ chức vay mượn đồng USD từ nước ngoài sẽ bị tăng chi phí bởi lãi suất có thể tăng trong thời gian tới. Thứ hai, các đồng tiền trên thế giới đều phá giá, thí dụ EUR phá giá 1,5%, đồng bảng Anh 1%, đô la Australia 1,6%, Canada 1,4%. Tại Việt Nam, tỷ giá USD/VNĐ trên thị trường tự do vượt trần, còn tại các NH giao dịch ở mức kịch trần, trong khi thị trường tự do đã phá giá 0,5%. Rõ ràng, quyết định của FED đã ảnh hưởng đến tâm lý kỳ vọng tăng tỷ giá USD/VNĐ của người dân. Thứ ba, về góc độ xuất nhập khẩu, trên thị trường thế giới các đồng ngoại tệ đồng loạt phá giá từ 1-1,5%, trong khi tỷ giá USD/VNĐ vẫn duy trì và tiếp tục cam kết ổn định cho đến hết năm 2015, thậm chí sang các tháng đầu năm 2016. Sự ổn định này hoàn toàn phù hợp trong điều kiện hiện nay, nhưng xét về mặt lý thuyết sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Về việc NHNN hạ lãi suất tiền gửi USD đối với cá nhân về mức 0%, là phản ứng rất kịp thời. Bởi lẽ, sau khi FED tăng lãi suất, tâm lý về sự kỳ vọng tăng tỷ giá USD/VNĐ tăng lên, đặc biệt xuất phát từ đối tượng cá nhân. Do đó quyết định này của NHNNN chủ yếu nhắm tới cá nhân và hộ gia đình, nhằm hạn chế việc gửi USD vào NH và chuyển qua nắm tiền giữ VNĐ. Ngoài ra, động thái của NHNN còn cho thấy cơ quan này đang quyết tâm trong việc chống đô la hóa nền kinh tế. Hiện nay tỷ lệ đô la hóa nền kinh tế tại Việt Nam theo số liệu của IMF khoảng12%, dù giảm so với tỷ lệ 40% năm 1991, nhưng so với các nước trong khu vực trung bình 5-7%, tỷ lệ đô la hóa của Việt Nam vẫn còn khá cao.

 Thêm công cụ điều hành tỷ giá

Năm 2015 tỷ giá chịu nhiều áp lực bởi một số nguyên nhân, đầu tiền là Việt Nam nhập siêu trở lại khá lớn. Cụ thể, 11 tháng nhập siêu khoảng 3,8 tỷ USD. Việc này sẽ gây áp lực đối với dòng vốn ngoại tệ trong nước và chắc chắn ảnh hưởng đến tỷ giá. Ngoài ra, trong năm 2016, dự kiến FED tiếp tục tăng lãi suất 2-3 đợt nữa, sẽ gián tiếp khiến tỷ giá USD/VNĐ khó neo giữ ở mức cố định như hiện nay. Ngoài ra, VNĐ cũng bị ảnh hưởng bởi sự biến động tỷ giá đồng NDT. Hiện NDT là 1 trong 5 đồng tiền trong rổ tiền tệ của IMF xác định tỷ giá Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), nên chắc chắn chính sách tỷ giá của Trung Quốc sẽ linh hoạt hơn. Mới đây Trung Quốc thành lập chỉ số mới gồm 13 đồng tiền làm thước đo tỷ giá cho đồng NDT. Điều này cho thấy sắp tới Trung Quốc có thể giảm dần việc neo tỷ giá đồng NDT theo USD. Đó cũng có thể là bước đi chuẩn bị cho việc phá giá của đồng NDT trong năm 2016.

Ảnh minh họa: LONG THANH

Ảnh minh họa: LONG THANH

Một yếu tố quan trọng khác khiến tiền đồng mất giá là Việt Nam đã và sẽ tham gia nhiều hiệp định tự do thương mại, trong đó có TPP, chắc chắn vốn đầu tư sẽ đổ vào mạnh và lúc đó hàng hóa Việt Nam bị cạnh tranh rất khốc liệt. Theo đó nỗi lo nhập siêu sẽ trở lại, tiếp tục tạo nên áp lực đối với tỷ giá.

Nhiều ý kiến lo ngại liệu NHNN có điều chỉnh tỷ giá trong thời tới. Theo tôi, NHNN nên tiếp tục cam kết giữ ổn định tỷ giá từ nay cho đến cuối năm, thậm chí trong tháng 1-2016. Trước đây mỗi lần thị trường có dấu hiệu bất ổn về tỷ giá, NHNN hay phá giá, hoặc nới biên độ biến động tỷ giá, dùng dữ trữ ngoại hối để bán USD cho các NHTM, hoặc khuyến khích NH không tăng tỷ giá quá giá trần quy định. Đó là 4 công cụ được sử dụng thường xuyên. Gần đây NHNN còn sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc đối với VNĐ. Động thái giảm lãi suất gửi USD vừa rồi cho thấy NHNN đang muốn sử dụng thêm nhiều công cụ khác nhau trong vấn đề điều hành tỷ giá. Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục bổ sung các công cụ khác mà NH trên thế giới đã áp dụng, như tính phí khi nhận gửi USD, hạn chế giữ tiền mặt bên ngoài, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và tăng cường các dịch vụ NH.

Các tin khác