Rừng thủ tục
Nêu lên một thực tế trong hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu là thời gian dành cho kiểm tra chuyên ngành rất lớn, tốn kém nhiều chi phí cho doanh nghiệp nhưng tỷ lệ phát hiện vi phạm rất thấp, chỉ 0,06%, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, mỗi năm thủ tục kiểm tra chuyên ngành tiêu tốn hơn 28 triệu ngày công, ngốn hơn 14.000 tỷ đồng.
Tỷ lệ Hải quan kiểm tra các lô hàng xuất nhập khẩu chỉ chiếm 6%, nhưng kiểm tra chuyên ngành lại rất lớn. Chẳng hạn kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm, chiếm tới 60%-70%. Kiểm tra 407 lô hàng nhưng phát hiện có 2 lô vi phạm. Nghị quyết 19 yêu cầu cải cách toàn diện các quy định điều kiện kinh doanh về quản lý chuyên ngành đối với hàng xuất nhập khẩu. Các bộ rà soát danh mục xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra, loại bỏ những quy định chồng ché, lại có tới 58,8% mặt hàng phải gánh 2-3 bộ thủ tục. Một mặt hàng nhiều bộ kiểm tra, chồng chéo, tạo gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.
Truyền đạt ý kiến, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng yêu cầu Hải quan Hải Phòng và Tổng cục Hải quan chấn chỉnh, quán triệt lực lượng hải quan toàn quốc, giáo dục, nhắc nhở cán bộ, công chức, tránh việc như báo chí và doanh nghiệp phản ánh cán bộ Hải quan nhận tiền của doanh nghiệp.
Về kiểm tra chuyên ngành tại Hải quan Hải phòng, Bộ trưởng nhắc nhở thời gian thực hiện thông quan hàng hóa rất dài. 78% thời gian là kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra hải quan chỉ chiếm 22%. Muốn thông quan phải kiểm tra chuyên ngành, dù Hải quan đã kiểm tra, soi container, phân loại nhưng vì vướng thủ tục chuyên ngành, trong đó có thủ tục xác nhận sự phù hợp nên doanh nghiệp rất vất vả.
Việc kiểm tra chuyên ngành tạo ra giấy phép con, rào cản lớn cho doanh nghiệp. “Như một rừng rậm, một mớ thủ tục. Một mặt hàng chịu sự điều chỉnh của 3-4 thủ tục,” Bộ trưởng nói.
Điều đáng quan tâm mà Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề cập đến là “sinh ra thủ tục nhưng lại không làm thật, tiêu chuẩn doanh nghiệp tự công bố nhưng quy chuẩn bộ lại không làm.” Tiếng là kiểm tra chuyên ngành nhưng làm thủ tục là chính, còn kiểm tra xét nghiệm sản phẩm không kiểm tra hoặc rất ít. Có kiểm tra thì lại bằng nhãn quan, cảm tính, mắt nhìn, tay sờ, trong khi doanh nghiệp phải đóng 1,05 triệu đồng/hồ sơ. Không bật container, không mang sản phẩm nhưng vẫn xét nghiệm được, không phân loại doanh nghiệp ưu tiên.
“Hải quan phân luồng nhưng kiểm tra chuyên ngành không quan tâm, luồng hải quan là xanh nhưng kiểm tra chuyên ngành vẫn là đỏ. Sản phẩm sữa là chế biến sâu nhưng vẫn phải kiểm tra động vật, thực vật theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng lại không kiểm tra được, xét nghiệm không có labo, máy móc,” Bộ trưởng chỉ ra thực tế.
Cho rằng đây là điều vô lý không thể chấp nhận được, khiến doanh nghiệp quay vòng vốn chậm, chi phí lớn, hiệu quả thấp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đặt vấn đề giảm thời gian, thủ tục thông quan, cơ quan Hải quan tiếp tục cải cách toàn diện hơn nữa trong quản lý nhà nước về kiểm tra hàng hóa, áp dụng tiến bộ của các nước tiên tiến. Cải cách thủ tục chính là dư địa cho tăng trưởng.
Vấn đề thứ 2 được Bộ trưởng truyền đạt, đó là Bộ Tài chính cần quyết liệt phân luồng hàng hóa, tăng tỉ lệ luồng xanh nhiều hơn. Hàng xuất nhập khẩu là hàng đóng gói, trong khi kiểm tra mò mẫn không có quy chuẩn.
“Đến nỗi iPhone 7 vẫn kiểm tra, trong khi phòng xét nghiệm, kỹ thuật không có. Trong khi hàng 1 nước G7 sản xuất, chúng ta chưa làm được mà đi kiểm tra. Mình chưa phải hacker lại đi kiểm tra hacker,” Bộ trưởng nói.
Ngay quy trình khi thông quan cũng còn bất cập. Hàng hóa luồng đỏ lại chuyển về Hải quan ban đầu, bất tiện và phát sinh chi phí cho doanh nghiệp. Có những mặt hàng chuyên ngành không phải kiểm tra nhưng Hải quan vẫn bắt “đè” ra kiểm tra.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nhắc đến việc doanh nghiệp còn có ý kiến khiếu nại sau thông quan và việc giảm chi phí chính thức, không chính thức để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo Bộ trưởng, ý kiến Thủ tướng là phải thay đổi phương thức kiểm tra, áp dụng công nhận lẫn nhau, áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, hậu kiểm thay tiền kiểm, kiểm tra đại diện, phân luồng để khắc phục kiểm tra nhiều nhưng phát hiện chỉ 0,06%.
Kiểm tra để đảm bảo quốc phòng an ninh, sức khỏe con người nhưng phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ.
Giải trình về vấn đề này, Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng Nguyễn Tiến Lộc cho biết có những vướng mắc trong kiểm tra chuyên ngành. Tăng cường quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, với những mặt hàng liên quan trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe con người, cần phải kiểm tra chuyên ngành.
Việc kiểm tra chuyên ngành tập trung ngay tại cửa khẩu, theo ông Lộc, là tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp, nhưng trong quá trình thực hiện, tỷ lệ hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành đăng ký tại cửa khẩu rất ít, doanh nghiệp chưa thiết tha. Nguyên nhân ông Lộc đưa ra là do hàng hóa kiểm tra chuyên ngành phải lấy mẫu để kiểm tra. Cơ quan Hải quan chỉ kiểm tra phiếu đánh giá hàng hóa có vi phạm pháp luật hải quan không.
Còn cơ quan kiểm tra chuyên ngành sẽ bật lô hàng để lấy mẫu. Vì vậy, doanh nghiệp đăng ký với cơ quan kiểm tra chuyên ngành ở Hà Nội, sau đó tự doanh nghiệp mang mẫu đến. Mẫu đó không có sự giám sát, dẫn đến nguy cơ mẫu đó có thể là mẫu xách tay máy bay về, không đúng với mẫu hàng nhập khẩu tại cửa khẩu, không đảm bảo quản lý nhà nước. Việc thông quan của cơ quan Hải quan mặc dù theo quy định phân luồng quản lý rủi ro rất nhanh chóng, nhưng phải chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành mới được thông quan, khiến kéo dài thời gian thông quan chính thức của doanh nghiệp.
Không đồng tình với giải trình trên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng truy “nói an toàn thực phẩm rất quan trọng, nhưng không kiểm tra sản phẩm, chỉ làm thủ tục, tỷ lệ phát hiện thì không tới 0,1%, ông bình luận thế nào. Trong khi đó Thủ tướng chỉ đạo phải chuyển ra hình thức hậu kiểm, phân luồng, gắn mã HS, kiểm tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro… Không phải ông bao biện cho kiểm tra chuyên ngành để kéo dài thời gian thông quan của các ông, để các ông đổ cho kiểm tra chuyên ngành… Hàng có bật đâu mà vẫn kiểm tra được, tỉ lệ kiểm tra bật container rất ít nhưng vẫn có kết quả kiểm tra chuyên ngành. Tôi biết hết thông tin trong ngành."
Cục trưởng Nguyễn Tiến Lộc cũng thông tin về vấn đề “phí bôi trơn” đã được báo chí phản ánh, rằng đã cho trích xuất camera giám sát, chưa có căn cứ để xác định và đã mời Thanh tra Tổng cục Hải quan xuống để xác minh thanh tra, báo cáo Thủ tướng.
Công tác quản lý, đặc biệt là quản lý công vụ, quản lý hành vi của công chức là rất khó trong nền hành chính. Hải quan Hải Phòng đã có giải pháp sử dụng camera để giám sát hành vi công vụ của công chức, đẩy mạnh kênh thông tin phản biện, đã cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ký quy chế phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, trong đó có cơ chế xử lý vướng mắc để giảm thiểu tối đa nhũng nhiễu trong hoạt động công vụ của công chức, làm trong sạch hơn đội ngũ, ông Lộc cho hay.
Cũng theo ông Lộc, Hải quan thành phố đã báo cáo Thành ủy, Bộ Tài chính thực hiện đề án giám sát kiểm tra tự động trên hệ thống điện tử theo chu trình giám sát toàn bộ từ khi hàng hóa nhập khẩu vận chuyển vào cảng biển đến khi ra khỏi khu vực giám sát hải quan cũng như hàng xuất khẩu vào khu vực giám sát hải quan và xuất khẩu ra nước ngoài, giảm thiểu sự tác động trực tiếp của công chức hải quan. Dự kiến 31/12 tới sẽ tổng kết, đánh giá và triển khai rộng ra toàn ngành.
Trước câu hỏi của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng về phản ánh Hải quan có quy định ngầm thu 50.000 đồng cho một bộ tờ khai cho một container luồng xanh, còn luồng đỏ là 100.000 đồng, ông Lộc khẳng định không hề có bất kỳ một chủ trương nào như vậy.
Kiến nghị xóa bỏ hai trạm thu phí trên Quốc lộ 5
Kiểm tra các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị thành phố rà soát, đánh giá công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích trong khu vực cảng. Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là giao Hải Phòng tính toán lại, giảm bớt phí hạ tầng cho doanh nghiệp, báo cáo tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân gần nhất để điều chỉnh lại cho hợp lý.
Nêu lên một thực tế trong hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu là thời gian dành cho kiểm tra chuyên ngành rất lớn, tốn kém nhiều chi phí cho doanh nghiệp nhưng tỷ lệ phát hiện vi phạm rất thấp, chỉ 0,06%, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, mỗi năm thủ tục kiểm tra chuyên ngành tiêu tốn hơn 28 triệu ngày công, ngốn hơn 14.000 tỷ đồng.
Tỷ lệ Hải quan kiểm tra các lô hàng xuất nhập khẩu chỉ chiếm 6%, nhưng kiểm tra chuyên ngành lại rất lớn. Chẳng hạn kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm, chiếm tới 60%-70%. Kiểm tra 407 lô hàng nhưng phát hiện có 2 lô vi phạm. Nghị quyết 19 yêu cầu cải cách toàn diện các quy định điều kiện kinh doanh về quản lý chuyên ngành đối với hàng xuất nhập khẩu. Các bộ rà soát danh mục xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra, loại bỏ những quy định chồng ché, lại có tới 58,8% mặt hàng phải gánh 2-3 bộ thủ tục. Một mặt hàng nhiều bộ kiểm tra, chồng chéo, tạo gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.
Truyền đạt ý kiến, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng yêu cầu Hải quan Hải Phòng và Tổng cục Hải quan chấn chỉnh, quán triệt lực lượng hải quan toàn quốc, giáo dục, nhắc nhở cán bộ, công chức, tránh việc như báo chí và doanh nghiệp phản ánh cán bộ Hải quan nhận tiền của doanh nghiệp.
Về kiểm tra chuyên ngành tại Hải quan Hải phòng, Bộ trưởng nhắc nhở thời gian thực hiện thông quan hàng hóa rất dài. 78% thời gian là kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra hải quan chỉ chiếm 22%. Muốn thông quan phải kiểm tra chuyên ngành, dù Hải quan đã kiểm tra, soi container, phân loại nhưng vì vướng thủ tục chuyên ngành, trong đó có thủ tục xác nhận sự phù hợp nên doanh nghiệp rất vất vả.
Việc kiểm tra chuyên ngành tạo ra giấy phép con, rào cản lớn cho doanh nghiệp. “Như một rừng rậm, một mớ thủ tục. Một mặt hàng chịu sự điều chỉnh của 3-4 thủ tục,” Bộ trưởng nói.
Điều đáng quan tâm mà Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề cập đến là “sinh ra thủ tục nhưng lại không làm thật, tiêu chuẩn doanh nghiệp tự công bố nhưng quy chuẩn bộ lại không làm.” Tiếng là kiểm tra chuyên ngành nhưng làm thủ tục là chính, còn kiểm tra xét nghiệm sản phẩm không kiểm tra hoặc rất ít. Có kiểm tra thì lại bằng nhãn quan, cảm tính, mắt nhìn, tay sờ, trong khi doanh nghiệp phải đóng 1,05 triệu đồng/hồ sơ. Không bật container, không mang sản phẩm nhưng vẫn xét nghiệm được, không phân loại doanh nghiệp ưu tiên.
“Hải quan phân luồng nhưng kiểm tra chuyên ngành không quan tâm, luồng hải quan là xanh nhưng kiểm tra chuyên ngành vẫn là đỏ. Sản phẩm sữa là chế biến sâu nhưng vẫn phải kiểm tra động vật, thực vật theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng lại không kiểm tra được, xét nghiệm không có labo, máy móc,” Bộ trưởng chỉ ra thực tế.
Cho rằng đây là điều vô lý không thể chấp nhận được, khiến doanh nghiệp quay vòng vốn chậm, chi phí lớn, hiệu quả thấp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đặt vấn đề giảm thời gian, thủ tục thông quan, cơ quan Hải quan tiếp tục cải cách toàn diện hơn nữa trong quản lý nhà nước về kiểm tra hàng hóa, áp dụng tiến bộ của các nước tiên tiến. Cải cách thủ tục chính là dư địa cho tăng trưởng.
Vấn đề thứ 2 được Bộ trưởng truyền đạt, đó là Bộ Tài chính cần quyết liệt phân luồng hàng hóa, tăng tỉ lệ luồng xanh nhiều hơn. Hàng xuất nhập khẩu là hàng đóng gói, trong khi kiểm tra mò mẫn không có quy chuẩn.
“Đến nỗi iPhone 7 vẫn kiểm tra, trong khi phòng xét nghiệm, kỹ thuật không có. Trong khi hàng 1 nước G7 sản xuất, chúng ta chưa làm được mà đi kiểm tra. Mình chưa phải hacker lại đi kiểm tra hacker,” Bộ trưởng nói.
Ngay quy trình khi thông quan cũng còn bất cập. Hàng hóa luồng đỏ lại chuyển về Hải quan ban đầu, bất tiện và phát sinh chi phí cho doanh nghiệp. Có những mặt hàng chuyên ngành không phải kiểm tra nhưng Hải quan vẫn bắt “đè” ra kiểm tra.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nhắc đến việc doanh nghiệp còn có ý kiến khiếu nại sau thông quan và việc giảm chi phí chính thức, không chính thức để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo Bộ trưởng, ý kiến Thủ tướng là phải thay đổi phương thức kiểm tra, áp dụng công nhận lẫn nhau, áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, hậu kiểm thay tiền kiểm, kiểm tra đại diện, phân luồng để khắc phục kiểm tra nhiều nhưng phát hiện chỉ 0,06%.
Kiểm tra để đảm bảo quốc phòng an ninh, sức khỏe con người nhưng phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ.
Giải trình về vấn đề này, Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng Nguyễn Tiến Lộc cho biết có những vướng mắc trong kiểm tra chuyên ngành. Tăng cường quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, với những mặt hàng liên quan trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe con người, cần phải kiểm tra chuyên ngành.
Việc kiểm tra chuyên ngành tập trung ngay tại cửa khẩu, theo ông Lộc, là tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp, nhưng trong quá trình thực hiện, tỷ lệ hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành đăng ký tại cửa khẩu rất ít, doanh nghiệp chưa thiết tha. Nguyên nhân ông Lộc đưa ra là do hàng hóa kiểm tra chuyên ngành phải lấy mẫu để kiểm tra. Cơ quan Hải quan chỉ kiểm tra phiếu đánh giá hàng hóa có vi phạm pháp luật hải quan không.
Còn cơ quan kiểm tra chuyên ngành sẽ bật lô hàng để lấy mẫu. Vì vậy, doanh nghiệp đăng ký với cơ quan kiểm tra chuyên ngành ở Hà Nội, sau đó tự doanh nghiệp mang mẫu đến. Mẫu đó không có sự giám sát, dẫn đến nguy cơ mẫu đó có thể là mẫu xách tay máy bay về, không đúng với mẫu hàng nhập khẩu tại cửa khẩu, không đảm bảo quản lý nhà nước. Việc thông quan của cơ quan Hải quan mặc dù theo quy định phân luồng quản lý rủi ro rất nhanh chóng, nhưng phải chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành mới được thông quan, khiến kéo dài thời gian thông quan chính thức của doanh nghiệp.
Không đồng tình với giải trình trên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng truy “nói an toàn thực phẩm rất quan trọng, nhưng không kiểm tra sản phẩm, chỉ làm thủ tục, tỷ lệ phát hiện thì không tới 0,1%, ông bình luận thế nào. Trong khi đó Thủ tướng chỉ đạo phải chuyển ra hình thức hậu kiểm, phân luồng, gắn mã HS, kiểm tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro… Không phải ông bao biện cho kiểm tra chuyên ngành để kéo dài thời gian thông quan của các ông, để các ông đổ cho kiểm tra chuyên ngành… Hàng có bật đâu mà vẫn kiểm tra được, tỉ lệ kiểm tra bật container rất ít nhưng vẫn có kết quả kiểm tra chuyên ngành. Tôi biết hết thông tin trong ngành."
Cục trưởng Nguyễn Tiến Lộc cũng thông tin về vấn đề “phí bôi trơn” đã được báo chí phản ánh, rằng đã cho trích xuất camera giám sát, chưa có căn cứ để xác định và đã mời Thanh tra Tổng cục Hải quan xuống để xác minh thanh tra, báo cáo Thủ tướng.
Công tác quản lý, đặc biệt là quản lý công vụ, quản lý hành vi của công chức là rất khó trong nền hành chính. Hải quan Hải Phòng đã có giải pháp sử dụng camera để giám sát hành vi công vụ của công chức, đẩy mạnh kênh thông tin phản biện, đã cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ký quy chế phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, trong đó có cơ chế xử lý vướng mắc để giảm thiểu tối đa nhũng nhiễu trong hoạt động công vụ của công chức, làm trong sạch hơn đội ngũ, ông Lộc cho hay.
Cũng theo ông Lộc, Hải quan thành phố đã báo cáo Thành ủy, Bộ Tài chính thực hiện đề án giám sát kiểm tra tự động trên hệ thống điện tử theo chu trình giám sát toàn bộ từ khi hàng hóa nhập khẩu vận chuyển vào cảng biển đến khi ra khỏi khu vực giám sát hải quan cũng như hàng xuất khẩu vào khu vực giám sát hải quan và xuất khẩu ra nước ngoài, giảm thiểu sự tác động trực tiếp của công chức hải quan. Dự kiến 31/12 tới sẽ tổng kết, đánh giá và triển khai rộng ra toàn ngành.
Trước câu hỏi của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng về phản ánh Hải quan có quy định ngầm thu 50.000 đồng cho một bộ tờ khai cho một container luồng xanh, còn luồng đỏ là 100.000 đồng, ông Lộc khẳng định không hề có bất kỳ một chủ trương nào như vậy.
Kiến nghị xóa bỏ hai trạm thu phí trên Quốc lộ 5
Kiểm tra các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị thành phố rà soát, đánh giá công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích trong khu vực cảng. Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là giao Hải Phòng tính toán lại, giảm bớt phí hạ tầng cho doanh nghiệp, báo cáo tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân gần nhất để điều chỉnh lại cho hợp lý.
Phản ánh bức xúc của doanh nghiệp về vấn đề phí, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh cho biết, doanh nghiệp vận tải Hải Phòng hiện đang chịu rất nhiều gánh nặng về phí cầu đường, nhất là sau khi phí trên Quốc lộ 5 cũ tăng gấp 4 lần so với trước. Ông Thanh đề nghị nên nghiên cứu giảm phí hoặc xóa bỏ hai trạm thu phí trên quốc lộ này để doanh nghiệp có sự lựa chọn: hoặc đi trên quốc lộ cũ chậm nhưng miễn phí, hoặc muốn đi nhanh, rút ngắn thời gian thì lựa chọn đường cao tốc.
Nếu không xóa bỏ, miễn giảm phí trên Quốc lộ 5, cần miễn thu phí bảo trì đường bộ cho toàn bộ doanh nghiệp vận tải chạy tuyến cố định, xe container ở khu vực Hải Phòng để tránh tình trạng phí chồng phí, ông Thanh đề xuất.
“Tôi tha thiết kiến nghị Hải Phòng nghiên cứu ý kiến của các bộ, hiệp hội, cầu thị tiếp thu trong bối cảnh doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn lớn trong phí giao thông hiện nay,” Thứ trưởng Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói.
Bí thư Thành ủy Lê Văn Thành cho biết, mức phí Hải Phòng đang áp dụng chỉ bằng 60% so với các địa phương khác. Thành phố đang tính toán để thực hiệc chỉ đạo của Thủ tướng trong thời gian gần nhất.
Nếu không xóa bỏ, miễn giảm phí trên Quốc lộ 5, cần miễn thu phí bảo trì đường bộ cho toàn bộ doanh nghiệp vận tải chạy tuyến cố định, xe container ở khu vực Hải Phòng để tránh tình trạng phí chồng phí, ông Thanh đề xuất.
“Tôi tha thiết kiến nghị Hải Phòng nghiên cứu ý kiến của các bộ, hiệp hội, cầu thị tiếp thu trong bối cảnh doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn lớn trong phí giao thông hiện nay,” Thứ trưởng Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói.
Bí thư Thành ủy Lê Văn Thành cho biết, mức phí Hải Phòng đang áp dụng chỉ bằng 60% so với các địa phương khác. Thành phố đang tính toán để thực hiệc chỉ đạo của Thủ tướng trong thời gian gần nhất.