Kiệt sức do nguồn lực bị bào mòn

Những khó khăn trong sản xuất kinh doanh được nhìn nhận bắt nguồn từ khó khăn của thị trường trong và ngoài nước, kéo theo nợ xấu tăng cao, hàng tồn kho ứ đọng... Tuy nhiên, thực tế còn bắt nguồn từ việc nguồn lực của DN đã bị bào mòn từ khoảng 2 năm trở lại đây do phải trả những khoản lãi lớn và kinh doanh thua lỗ.

Những khó khăn trong sản xuất kinh doanh được nhìn nhận bắt nguồn từ khó khăn của thị trường trong và ngoài nước, kéo theo nợ xấu tăng cao, hàng tồn kho ứ đọng... Tuy nhiên, thực tế còn bắt nguồn từ việc nguồn lực của DN đã bị bào mòn từ khoảng 2 năm trở lại đây do phải trả những khoản lãi lớn và kinh doanh thua lỗ.

Gánh nặng lãi vay

Năm 2011, lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải thắt chặt tín dụng khiến lãi suất tăng mạnh. Có thời điểm lãi suất cho vay lên tới trên 25% và lãi suất huy động được các NHTM lách đẩy lên 20%. Số liệu kết quả kinh doanh chỉ riêng các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy năm 2011, khối này đạt được những kết quả rất ấn tượng trong mảng doanh thu về lãi.

Để hỗ trợ DN trong giai đoạn khó khăn hiện nay, nên giảm thuế thu nhập DN xuống 20%, đồng thời hỗ trợ các DN đang có lãi, để họ có cơ hội tích lũy, đầu tư trong thời gian tới. Bởi thuế thu nhập DN tại Việt Nam hiện cao hơn so với các nền kinh tế trong khu vực như Thái Lan là 23%, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đều đang áp thuế với khu vực DNNVV là 17%.

Ông Vũ Tiến Lộc,
Chủ tịch VCCI

Chẳng hạn như VietinBank thu nhập từ lãi và các khoản tương tự đạt hơn 55.700 tỷ đồng, tăng 74% so với năm 2010; Vietcombank đạt hơn 33.300 tỷ đồng, tăng 62%; Sacombank đạt 17.100 tỷ đồng, tăng gần 60%...

Trong thu nhập từ khoản mục này, thu nhập từ lãi cho vay khách hàng chiếm đa phần. Như vậy, có thể thấy, năm 2011 DN  đã phải bỏ ra một khoản chi phí lãi vay rất lớn.

Theo ước tính của một chuyên gia tài chính, năm 2011 các DN phải trả 400.000-500.000 tỷ đồng lãi cho hệ thống ngân hàng, tăng hơn rất nhiều so với năm 2010 ước khoảng 200.000-300.000 tỷ đồng.

Việc chi phí vốn tăng cao cộng với môi trường kinh doanh khó khăn cũng được xem là tác nhân quan trọng khiến trong năm 2011 nhiều DN lâm vào cảnh “sống dở, chết dở”, dẫn đến phá sản hàng loạt trong năm 2012.

Giải trình chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp vừa qua, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng nhìn nhận tình trạng lãi suất cho vay cao, như trước ngày 15-7 dư nợ có lãi suất trên 15% trong hệ thống ngân hàng dao động khoảng 65-70%.

Trong khi đó, theo báo cáo của Chính phủ gửi đến các đại biểu Quốc hội về hoạt động kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty, cho thấy các DN lớn này hoạt động phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn vay, dẫn đến chi phí tài chính lớn và khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp.

Giảm thuế để cứu DN

Trong thống kê mới đây của Tổng cục Thuế, qua khảo sát 256.000 DN trong tổng số khoảng 446.000 DN đang hoạt động trong quý I, có gần 70% DN bị thua lỗ khoảng 40.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo nguồn tin riêng của ĐTTC, 460.000 DN trên (ngoại trừ DN có vốn đầu tư nước ngoài, khoảng 12.000 DN), trong 2 quý đầu năm, mỗi quý DN lỗ khoảng 50.000-60.000 tỷ đồng và tỷ lệ DN lỗ cũng chiếm khá cao, trên 50%. Chưa kể số lỗ của các DN cả năm 2011 ước khoảng trên 100.000 tỷ đồng.

Cần nhiều giải pháp đồng bộ để cứu DN. Ảnh: LÃ ANH

Cần nhiều giải pháp đồng bộ để cứu DN. Ảnh: LÃ ANH

Theo báo cáo của Chính phủ về hoạt động kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty, năm 2011 có 5 tập đoàn, tổng công ty có lỗ hợp nhất hơn 5.800 tỷ đồng.

Dẫn đầu là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ gần 2.600 tỷ đồng, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam lỗ 2.390 tỷ đồng, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam lỗ 790 tỷ đồng… Cũng theo báo cáo, lỗ lũy kế của 13 tập đoàn, tổng công ty gần 49.000 tỷ đồng.

Trong đó EVN chiếm 78% (khoảng 38.00 tỷ đồng), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) lỗ 5.700 tỷ đồng... Còn đối với các DN dân doanh, những DN một thời gian được coi là làm ăn hiệu quả như CTCP Thủy sản Bình An, CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc... cũng lâm vào thế lỗ nặng.

Theo các số liệu thống kê, có khoảng 100.000 DN phá sản trong 2 năm qua, nhưng điều đáng lo ngại hơn là đang có một bộ phận không nhỏ DN đứng trên bờ vực phá sản nhưng không thể phá sản được.

Theo một chuyên gia tài chính, Việt Nam cần phải tính toán việc giảm thuế để tăng sức cạnh tranh với các nước trong khu vực. Bởi một số nước như Indonesia, Philippines, Lào, Campuchia vừa qua đều tăng trưởng cao hơn Việt Nam. Trong khi đó, khoảng cách phát triển kinh tế giữa các nước Đông Nam Á và thế giới cũng dãn ra.

Nếu chúng ta cứ tăng trưởng 5-6% sẽ tụt hậu so với Đông Nam Á và thế giới. Chính điều này sẽ khiến chúng ta không tận dụng được những lợi thế đang có, như cơ cấu dân số vàng; khai thác tài nguyên khoáng sản lớn; thuận lợi quốc tế cũng đang ở đỉnh cao…

Các tin khác