Kinh tế Hàn Quốc vượt thoát

(ĐTTCO)- Hoa Kỳ tăng lãi suất cơ bản, kinh tế Trung Quốc nhiều dấu hiệu kém tích cực, nợ hộ gia đình gia tăng… đang đặt ra các thách thức không nhỏ với nền kinh tế Hàn Quốc. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Hàn Quốc có thế mạnh riêng để biến thách thức thành cơ hội.

(ĐTTCO)- Hoa Kỳ tăng lãi suất cơ bản, kinh tế Trung Quốc nhiều dấu hiệu kém tích cực, nợ hộ gia đình gia tăng… đang đặt ra các thách thức không nhỏ với nền kinh tế Hàn Quốc. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Hàn Quốc có thế mạnh riêng để biến thách thức thành cơ hội.

Lee Pil-sang, GS. khoa kinh tế Trường Đại học Quốc gia Seoul, cho biết năm 2016, các điều kiện bên ngoài không mấy thuận lợi cho kinh tế Hàn Quốc. Chính điều này buộc Hàn Quốc phải thay đổi. Nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn đang bị các đối thủ láng giềng theo sát. Các lĩnh vực như đóng tàu, thép, hóa dầu, chíp bán dẫn và thậm chí ô tô cũng mất dần khả năng cạnh tranh. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng, bởi ngành xuất khẩu sụp đổ sẽ là thảm họa cho toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc.

Trong khi đó, môi trường kinh tế trong nước cũng gặp nhiều bất lợi. Trước tiên, tăng trưởng kinh tế thấp dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp và tranh chấp lao động tăng cao. Chênh lệch thu nhập khiến sự bất mãn xã hội gia tăng, tỷ lệ sinh thấp và tình trạng già hóa dân số nhanh đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn, trên 10% doanh nghiệp đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bị xếp vào dạng “công ty zombie” (công ty kiếm được lợi nhuận nhưng lại mất khả năng trả nợ). Thêm vào đó, các khoản nợ hộ gia đình đang ở ngưỡng 1.000 tỷ USD, càng khiến người dân hạn chế chi tiêu và làm tăng nguy cơ phá sản hộ gia đình theo chuỗi. Nếu không mạnh tay cải tổ cơ cấu kinh tế và xây dựng mô hình tăng trưởng mới, Hàn Quốc dễ bị chìm sâu vào cuộc suy thoái kéo dài.

Tuy nhiên, theo ông Lee Pil-sang, Hàn Quốc có thể biến những thách thức thành cơ hội phát triển. Trước tiên, việc Trung Quốc chuyển hướng sang kích thích kinh tế trong nước có thể là yếu tố tích cực cho kinh tế Hàn Quốc. Xuất khẩu Hàn Quốc có thể tìm thấy động lực tăng trưởng mới khi tập trung vào các mặt hàng đang có nhu cầu lớn của thị trường này như mỹ phẩm, thực phẩm, các sản phẩm gia dụng và đồ dùng trẻ em. Bên cạnh đó, Seoul cũng tận dụng Olympic mùa hè tại Brazil 2016 tăng xuất khẩu các mặt hàng đồ gia dụng, thiết bị công nghệ thông tin hay ô tô.

Những gian hàng vắng khách, hệ quả của việc người dân Hàn Quốc thắt chặt chi tiêu.

Những gian hàng vắng khách, hệ quả



của việc người dân Hàn Quốc thắt chặt chi tiêu.

Trên thực tế, nếu Hàn Quốc khẳng định được sức cạnh tranh trong những lĩnh vực kinh doanh trước các nước khác, kinh tế có thể tăng trưởng hàng đầu thế giới. Hiện nay, Seoul đã có đủ công cụ để ngăn ngừa khủng hoảng. Trước tiên, phải kể đến nguồn dự trữ ngoại tệ 360 tỷ USD và thặng dư cán cân vãng lai 110 tỷ USD hàng năm. Thêm vào đó, Hàn Quốc là quốc gia có tài sản ròng nước ngoài, nghĩa là tài sản ở nước ngoài nhiều hơn khoản nợ nước ngoài, 190 tỷ USD. Do đó, nếu quyết liệt cải cách cơ cấu và đầu tư nhiều hơn, xứ sở kim chi dễ dàng thoát khỏi giai đoạn khó khăn này.

Ngoài ra, vào cuối năm 2015, công ty đánh giá tín nhiệm quốc tế Moody’s đã lần đầu tăng bậc tín nhiệm của Hàn Quốc lên Aa2. Đánh giá tích cực này sẽ giúp Hàn Quốc chặn được dòng chảy của vốn nước ngoài. Tuy nhiên, nếu Seoul tiến thêm một bước nữa, đưa ra lộ trình tăng trưởng và cải thiện môi trường đầu tư sẽ thu hút được nhiều quỹ nước ngoài. Tận dụng cơ hội đó, Hàn Quốc sẽ đưa nền kinh tế lên tầm cao mới.

(Tổng hợp)

Các tin khác