Kinh tế thế giới tuần qua

Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) thu hẹp chương trình mua trái phiếu, Nhật Bản bắn mũi tên kích thích kinh tế thứ ba, châu Á trở thành thị trường thương mại điện tử lớn nhất… là những tin đáng chú ý tuần qua.

Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) thu hẹp chương trình mua trái phiếu, Nhật Bản bắn mũi tên kích thích kinh tế thứ ba, châu Á trở thành thị trường thương mại điện tử lớn nhất… là những tin đáng chú ý tuần qua.

Sau khi kết thúc hai ngày họp định kỳ trong 2 ngày 17 và 18-6, FED quyết định hạ mức dự báo tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ trong cả năm 2014 xuống từ 2,1-2,3% so với 2,8-3% trong dự báo đưa ra hồi tháng 4.

Tuy nhiên, thông báo của FED vẫn bày tỏ lạc quan về đà phát triển với nhịp độ nhanh hơn của nền kinh tế, bắt đầu từ năm tới. Điều này là tiền đề để FED quyết định từ ngày 1-7 tới sẽ cắt giảm quy mô chương trình nới lỏng định lượng (QE3) thêm 10 tỷ USD, xuống còn 35 tỷ USD/tháng. Đây là đợt thu hẹp QE3 lần thứ năm, từ mức khởi điểm 85 tỷ USD/tháng.

Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Tài chính Nhật Bản, GDP quý I-2014 của nước này tăng 1,6% so với quý IV-2013 và tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát. Đây là mức tăng mạnh nhất trong vòng hơn 2 năm trở lại đây và tăng mạnh hơn so với con số ban đầu, chủ yếu là nhờ việc hiệu chỉnh theo hướng tích cực liên quan đến chi tiêu đầu tư của doanh nghiệp.

Chính phủ Nhật Bản cũng cho biết sẽ triển khai “mũi tên thứ ba” với tên gọi "Kế hoạch phục hưng công nghiệp Nhật Bản". Kế hoạch dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng này, nhằm hồi sinh nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Kế hoạch sẽ đặt ra mục tiêu đến năm 2020, FDI hàng năm sẽ tăng hơn gấp đôi so với hiện tại (gần 345 tỷ USD/năm). Kế hoạch cũng đưa ra một loạt chỉ số quan trọng để cải thiện tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nhiều chỉ số sẽ chỉ được đánh giá vào năm 2020 hoặc thậm chí lâu hơn.

Trong khi đó, Fitch hạ dự báo tăng trưởng tín dụng ở châu Á xuống 9% trong năm 2014, so với mức tăng trưởng 9,7% trong năm 2013. Châu Mỹ Latin có tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm xuống 7,5% trong năm nay so với mức 8% của năm ngoái.

Ngoài ra, tín dụng tại khu vực Trung Đông và châu Phi cũng sẽ tăng trưởng chậm hơn nhiều ở 5,8% so với mức 8,3% của năm 2013. Bên cạnh đó, Fitch cũng hạ dự báo tăng trưởng tín dụng tại các nền kinh tế phát triển với mức tăng 1,3% trong năm 2014, giảm nhẹ so với năm 2013.

Châu Á-Thái Bình Dương qua mặt châu Âu trở thành khu vực có thương mại điện tử lớn nhất thế giới.

Châu Á-Thái Bình Dương qua mặt châu Âu trở thành khu vực
có thương mại điện tử lớn nhất thế giới.

Một báo cáo công bố hôm 17-6 của Hiệp hội Thương mại điện tử châu Âu cho biết lĩnh vực thương mại điện tử của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã lần đầu tiên vượt qua ngành mua sắm trực tuyến của châu Âu nhờ thị trường khổng lồ Trung Quốc.

Khu vực này có doanh thu 406,1 tỷ EUR trong năm 2013, và tốc độ tăng 16,7% cũng nhanh hơn khu vực châu Âu. Những thống kê mới nhất cho thấy 42% người dùng internet ở châu Á. Trong khi đó, Báo cáo Tài sản Toàn cầu mới nhất của Quỹ Quản lý tài sản Capgemini và RBC dự báo châu Á sẽ vượt qua Bắc Mỹ để trở thành khu vực giàu có nhất thế giới nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh chóng khối tài sản của giới nhà giàu.

Theo đó, tài sản của khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng 18% trong khi số triệu phú tăng lên 4,32 triệu người. Tài sản của khu vực châu Á dự báo sẽ tăng nhanh nhất thế giới trong vài năm tới, đưa khu vực này trở thành thị trường lớn nhất xét về số lượng triệu phú trong năm 2014 và xét về tài sản trong năm 2015. 

Các tin khác