Làm lỗ vẫn được thưởng!

Trong khi ở Việt Nam đang xôn xao chuyển thưởng tết, ở Hoa Kỳ cũng ồn ào chuyện tiền thưởng ở các công ty được ứng cứu theo chương trình ứng cứu Phố Wall trị giá giá 700 tỷ USD (TARP), sau khi cơ quan giám sát TARP công bố báo cáo cho biết Bộ Tài chính  Hoa Kỳ thường xuyên dùng tiền của TARP để chi thưởng cho các nhà lãnh đạo trong chính những công ty được ứng cứu bằng tiền của người đóng thuế.

Trong khi ở Việt Nam đang xôn xao chuyển thưởng tết, ở Hoa Kỳ cũng ồn ào chuyện tiền thưởng ở các công ty được ứng cứu theo chương trình ứng cứu Phố Wall trị giá giá 700 tỷ USD (TARP), sau khi cơ quan giám sát TARP công bố báo cáo cho biết Bộ Tài chính  Hoa Kỳ thường xuyên dùng tiền của TARP để chi thưởng cho các nhà lãnh đạo trong chính những công ty được ứng cứu bằng tiền của người đóng thuế.

Báo cáo sốc

Báo cáo công bố tuần trước của Christy Romero, Tổng thanh tra đặc biệt của TARP (SIGTARP), cáo buộc Bộ Tài chính và các quan chức chịu trách nhiệm chính trong chương trình ứng cứu, đã tiến hành động thái được gọi là “trả lương cho trùm”, bằng việc thông qua các khoản thưởng và đền bù quá mức ở các công ty được ứng cứu.

“Các nhà điều hành ở những công ty được ứng cứu đã được Bộ Tài chính thông qua những gói lương thưởng vượt quá quy định” - báo cáo của SIGTARP viết.

Báo cáo dựa trên 3 công ty được ứng cứu, gồm đại gia bảo hiểm American International Group (AIG), General Motors (GM) và Ally Financial. AIG nhận hơn 182 tỷ USD tiền ứng cứu thông qua các khoản vay và tiền mặt, trong đó có 40 tỷ USD từ quỹ TARP. GM nhận 13,4 tỷ USD trong khi Ally được 17,3 tỷ USD.

Báo cáo cho biết dù quy định của TARP là không được chi lương thưởng cho các nhà điều hành của những công ty được ứng cứu cao hơn lương thưởng bình quân của các công ty tương tự.

Tuy nhiên, có tới 63% nhà điều hành ở 3 công ty kể trên được chi lương thưởng cao hơn những người đồng nhiệm ở các công ty tương đương. Năm 2012, theo báo cáo của SIGTARP, Bộ Tài chính thông qua khoản thưởng tới 6,2 triệu USD cho 18 nhà điều hành cấp chi nhánh của 3 công ty kể trên.

Lúc đó cả 3 công ty này đều một phần thuộc sở hữu nhà nước, với cổ phần của chính phủ chiếm đa số. CEO một chi nhánh của AIG được chi thưởng 1 triệu USD, một nhà điều hành của GM châu Âu được thưởng 100.000USD, và một quan chức của Ally Financial nhận được 200.000USD tiền thưởng chỉ vài tuần trước khi công ty nộp đơn phá sản.

Trong báo cáo, Romero lưu ý 65/69 nhà nhân viên cấp cao của AIG, GM và Ally được nhận lương bằng tiền mặt là 450.000USD, trong khi thu nhập bình quân của các hộ gia đình Hoa Kỳ, những người đóng tiền để ứng cứu 3 công ty trên, chỉ khoảng 50.000USD trong năm 2011.

“Khủng” hơn, CEO AIG Robert Benmosche được thưởng 10,5 triệu USD bằng tiền mặt và cổ phiếu, trong khi CEO GM Daniel Akerson được thưởng 9 triệu USD.

Tất cả 25 nhà điều hành cao nhất trong 3 công ty trên đều nhận được trên 1 triệu USD tiền thưởng mỗi người, trong đó tổng tiền thưởng của 16 người được thưởng nhiều nhất lên tới hơn 107 triệu USD. 
 

Phớt lờ

Phản ứng trước báo cáo của SIGTARP, người chịu trách nhiệm chính trong việc chi tiêu ngân sách TARP là Patricia Geoghegan nói đó chỉ là những thông tin sai lệch, thiếu chính xác. Bà cho biết cơ quan của bà “chi thưởng trong mức cho phép trong khi cố gắng giữ tiền thưởng ở mức có thể cạnh tranh với các công ty khác”.

Việc duy trì “lương thưởng cạnh tranh” là một trong những yếu tố để giữ chân nhân tài và giúp các công ty hoạt động hiệu quả. Tương tự, Kenneth Fineberg - người tiền nhiệm của bà Geoghegan - cũng gọi báo cáo của SIGTARP là “báo cáo sô pha” - tức những người làm báo cáo hoàn toàn chẳng hiểu gì về hoạt động của TARP.

Các quan chức Bộ Tài chính và những ngân hàng, công ty và nhà lãnh đạo được nhắc đến trong báo cáo của SIGTARP lại tỏ ra không mấy quan tâm, vì SIGTARP bị xem là một cơ quan giám sát nhưng không có quyền hành thực tế. Những quy định của chương trình ứng cứu TARP được chính quyền Tổng thống Bush xây dựng và được ông Obama (lúc đó là ứng cử viên tổng thống) ủng hộ, được thông qua bởi những nhà lãnh đạo của cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa.

Theo đó, một cơ quan đặc biệt được thành lập để giám sát hoạt động của TARP, nhưng trớ trêu là cơ quan này lại chẳng được trao cho tí thực quyền nào. Vì vậy, kể từ khi ra đời SIGTARP đã đưa ra nhiều báo cáo chỉ trích TARP nhưng tất cả đều bị cả Nhà Trắng lẫn Đồi Capitol phớt lờ.

TARP bị chỉ trích đã cung cấp những “chiếc dù vàng” cho các đại gia Phố Wall.

TARP bị chỉ trích đã cung cấp những “chiếc dù vàng” cho các đại gia Phố Wall.

Sự hào phóng đối với các gói tiền thưởng 6-7 con số của chính quyền Obama dành cho các nhà lãnh đạo GM hoàn toàn trái ngược với thái độ dành cho nhân công của công ty này. Năm 2009, Obama đưa ra điều kiện ứng cứu đại gia xe hơi này là phải giảm lương của nhân công mới xuống còn 1/2 so với những nhân công đã làm việc lâu ngày.

Dù vậy, báo cáo của SIGTARP nhấn mạnh sự hồ nghi và khuất tất trong việc tạo ra chương trình chi thưởng từ quỹ TARP. Quỹ TARP đã bị công chúng phản đối mạnh mẽ ngay từ khi manh nha thành lập vào tháng 10-2008.

Đến tháng 3-2009, công chúng lại đùng đùng nổi giận khi biết được AIG đã chi tới 168 triệu USD để thưởng cho các nhà điều hành trong chi nhánh Financial Products, là đơn vị đã đặt cược tài chính khiến công ty bị đẩy đến bờ vực phá sản và cần tới tiền ứng cứu của người đóng thuế.

Trước sự giận dữ của công chúng, nhiều dự luật được đề ra để hạn chế các khoản thưởng cho những nhà điều hành trong các công ty được ứng cứu.

Điều ít ai ngờ là Tổng thống Obama và Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner lại phản đối các dự luật đó. Bộ trưởng Geithner đã có phát biểu để đời khi tuyên bố thỏa thuận ứng cứu AIG cần được “vinh danh” vì đã “tôn trọng các hợp đồng” với các lãnh đạo công ty.

Sự can thiệp của chính quyền Obama nhanh chóng khiến các dự luật kiểm soát việc chi thưởng ở các công ty được ứng cứu bị chết yểu. Thay vào đó, để xoa dịu dư luận, Bộ Tài chính đã thành lập cơ quan phụ trách lương thưởng trong TARP. Báo cáo SIGTARP cho rằng đó chỉ là một thủ thuật để “mị dân”.

Các tin khác