Lợi ích thương mại từ sở hữu trí tuệ

Kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT), cho thấy đăng ký thực hiện quyền SHTT góp phần mang lại lợi ích thương mại cao cho nhiều DN. Vì vậy, các DN cần nhận thức đúng đắn về vấn đề này để có thể đạt được hiệu quả cao hơn trong kinh doanh.

Kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT), cho thấy đăng ký thực hiện quyền SHTT góp phần mang lại lợi ích thương mại cao cho nhiều DN. Vì vậy, các DN cần nhận thức đúng đắn về vấn đề này để có thể đạt được hiệu quả cao hơn trong kinh doanh.

Theo thống kê của Cục SHTT, trong 10 năm gần đây số lượng DN đăng ký bảo vệ quyền SHTT tăng khoảng 25%/năm. Điều này chứng tỏ các DN ngày càng quan tâm hơn đến việc bảo vệ thương hiệu. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới đã có gần 8 triệu bằng độc quyền sáng chế được cấp nhưng ở Việt Nam chỉ mới có khoảng gần 10.000 bằng.

Như vậy, có thể thấy dù DN đã có quan tâm đến vấn đề SHTT nhưng số lượng vẫn chưa cao, đại bộ phận DN Việt Nam vẫn chưa nhận thấy được lợi ích và hiệu quả của việc xác lập quyền SHTT.

Thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột của Việt Nam bị DN Trung Quốc đăng ký độc quyền.

Thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột của
Việt Nam bị DN Trung Quốc đăng ký độc quyền.

Mới đây, Cục SHTT thực hiện một cuộc khảo sát mức độ quan tâm về quyền SHTT tại 500 DN được lựa chọn. Theo đó, ở mức độ nhận thức, có khoảng 82% DN cho rằng SHTT mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hoạt động thương mại, nhưng chỉ có khoảng 52% DN trong số này có kiến thức về SHTT; ở mức độ thực hiện, có 36% DN không quan tâm đến việc đăng ký SHTT; ở mức độ khai thác quyền lợi từ SHTT, có 41% DN gặp khó khăn.

DN chưa quan tâm đến bảo hộ SHTT một phần do hiện nay các vụ việc vi phạm đa phần chỉ được xử phạt hành chính, chỉ có khoảng 10% các vụ vi phạm được tòa án thụ lý.

Trong khi đó, kinh nghiệm của nhiều DN cho thấy nếu tham gia bảo vệ quyền SHTT, các DN có thể đạt được nhiều thuận lợi trong hoạt động thương mại. Thí dụ, sau 10 năm nghiên cứu với tổng số vốn đầu tư hơn 3 tỷ đồng, năm 2010 CTCP Điện tử Hải Phòng đã đăng ký độc quyền sáng chế máy trực canh cho tàu đánh cá.

Đúng vào thời điểm đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đấu thầu dự án cung cấp sản phẩm cho tàu thuyền đánh cá với tổng ngân sách 60 tỷ đồng. Khi thông tin này được công bố, nhiều DN khác ngay lập tức thu mua máy trực canh của CTCP Điện tử Hải Phòng, tháo ra và thiết kế lại để mang đi đấu thầu.

Song nhờ đã được Cục SHTT cấp bằng sáng chế và biết cách bảo mật công nghệ nên CTCP Điện tử Hải Phòng đã giành được gói thầu nói trên, thực hiện cung cấp sản phẩm cho khoảng 7.000 tàu thuyền đánh cá và dự kiến đến hết năm 2013 sẽ có thêm 30.000 tàu thuyền đánh cá được lắp đặt máy trực canh này.

Trước đó, CTCP Viettronics Đống Đa cũng gặp trường hợp tương tự khi tham dự cuộc thi hàng chất lượng cao của Hội chợ Hàng công nghiệp năm 2002. Lúc đó, sản phẩm nồi hấp tiệt trùng MEDDA 75 lít của công ty được Ban tổ chức chọn vào vòng chung kết thì bất ngờ “đụng” 1 sản phẩm cùng loại của một công ty khác với thiết kế giống hệt.

Nhờ đã có giấy đăng ký bảo hộ SHTT nên sản phẩm nồi hấp tiệt trùng MEDDA 75 lít được trao tặng huy chương vàng trong khi công ty có sản phẩm tương tự bị buộc ngưng sản xuất sản phẩm đó. Cho đến nay, CTCP Viettronics Đống Đa trở thành công ty độc quyền phân phối nồi hấp tiệt trùng MEDDA cho hệ thống bệnh viện trên cả nước.

Ngược lại, không quan tâm đến việc đăng ký SHTT sẽ gây nhiều bất lợi cho DN, đặc biệt trong việc mở rộng thị trường kinh doanh. Thời gian qua, các DN không chỉ bị nhái sản phẩm, bị đánh cắp mẫu mã, mất độc quyền thương hiệu trong phạm vi nội địa mà nhiều thương hiệu Việt Nam còn bị các DN nước ngoài lợi dụng sự lơ là để chiếm lấy quyền SHTT ở nước ngoài.

Ầm ĩ nhất trong thời gian gần đây là vụ thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị DN Trung Quốc, Pháp đăng ký quyền bảo hộ ở hơn 10 quốc gia trên thế giới. Một điều cần lưu ý, dù đăng ký SHTT là rất cần thiết nhưng SHTT lại mang tính chất lãnh thổ, DN muốn bảo hộ ở quốc gia nào thì đăng ký ở quốc gia đó.

Vì vậy, khi xây dựng chiến lược phát triển, DN nên xác định thị trường tiềm năng của sản phẩm nhằm hạn chế tốn kém do đăng ký tràn lan theo phong trào.

Khi muốn thực hiện đăng ký quyền SHTT ở các quốc gia khác, DN có thể tìm đến các chuyên gia tư vấn để thực hiện đúng quy trình thủ tục, tránh gặp rắc rối phát sinh.

Ngoài ra, một biện pháp đang được một số chuyên gia đề xuất cho những DN hiện chưa có đủ điều kiện, chi phí xin cấp bằng sáng chế độc quyền ở nhiều quốc gia trên thế giới là khi sản xuất sản phẩm, DN đăng ký SHTT tại thị trường trong nước và sau đó thực hiện quảng bá sản phẩm ở các thị trường đang hướng đến để người tiêu dùng các nước nhận biết được thương hiệu của DN đó.

Các tin khác