Mặt trái của nghiên cứu thị trường

Đôi khi chỉ cần thay đổi một chút hình thức sản phẩm có thể làm tăng doanh số bán hàng. Đó là một trong những tác dụng của nghiên cứu thị trường mà khá nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam bắt đầu nhận ra. Cách đây khoảng chục năm, việc nghiên cứu thị trường chỉ mới được các tập đoàn đa quốc gia quan tâm.

Đôi khi chỉ cần thay đổi một chút hình thức sản phẩm có thể làm tăng doanh số bán hàng. Đó là một trong những tác dụng của nghiên cứu thị trường mà khá nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam bắt đầu nhận ra. Cách đây khoảng chục năm, việc nghiên cứu thị trường chỉ mới được các tập đoàn đa quốc gia quan tâm.

Nhưng nay nhiều DN đã có ý thức tìm đến các công ty nghiên cứu thị trường trước khi mở chiến dịch thâm nhập thị trường mới hoặc tung ra sản phẩm mới. Kết quả nghiên cứu thị trường chính xác sẽ giúp DN đưa ra được chiến lược phù hợp nhằm giảm chi phí mà vẫn đạt hiệu quả cao.

Trên thực tế không ít DN đã tận dụng tối đa những kết quả nghiên cứu thị trường vào công việc kinh doanh. Song bên cạnh những tác dụng tích cực, kết quả nghiên cứu thị trường có khi lại trở thành thứ vũ khí để DN này “chơi xấu” DN khác.

Còn nhớ cách nay không lâu, chuyện Sony và Samsung đả kích, bác bỏ kết quả nghiên cứu thị trường của LG về dòng tivi 3D đã khiến người tiêu dùng cảm thấy mình giống như con rối của các hãng công nghệ này. Cụ thể, theo nghiên cứu của LG, 80% người tiêu dùng lựa chọn dòng TV Cinema 3D thụ động, vì họ cho rằng có chất lượng cao hơn TV 3D chủ động.

Nhưng theo Sony và Samsung, kết quả này không đúng. Cuộc chiến giữa các hãng công nghệ này vẫn chưa đến hồi kết, nhưng phần nào cho thấy kết quả nghiên cứu thị trường có thể thiếu chính xác hoặc bị lạm dụng nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng đối với sản phẩm của một hãng nào đó.

Đó là chuyện xa, còn chuyện gần, ngay trong các DN Việt Nam cũng có những trường hợp tung ra kết quả nghiên cứu thị trường thiếu chính xác về đối thủ cạnh tranh của mình. Tổng giám đốc một DN trong lĩnh vực thực phẩm tại TPHCM cho hay không tham khảo các kết quả nghiên cứu thị trường phục vụ công việc kinh doanh của mình, vì ông cho rằng hoàn toàn không khách quan.

Ông chia sẻ: “Tôi đã khá bất ngờ khi một lần được xem kết quả đánh giá hệ thống phân phối của DN tôi do một đơn vị khác thực hiện và công bố. Những con số hoàn toàn thiếu chính xác. Trong khi DN của tôi đã có mặt tại khu vực phía Bắc mấy năm nay, họ lại khẳng định DN của tôi chỉ chiếm 0% thị phần. Việc công bố kết quả nghiên cứu thị trường không chính xác như vậy có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi”.

Có không ít vụ DN “biến hóa” các kết quả nghiên cứu theo hướng có lợi cho sản phẩm của DN mình nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Việc dùng kết quả nghiên cứu thị trường để “chơi xấu” đối thủ cạnh tranh không chỉ là vấn đề đạo đức kinh doanh mà còn vi phạm pháp luật khi cạnh tranh không lành mạnh.

Các tin khác