“Mỏ vàng” nghìn tỷ USD của Ấn Độ

(ĐTTCO) - Cách đây hai thập kỷ, Ấn Độ bắt đầu cuộc chuyển mình để trở thành một cường quốc công nghệ thông tin (IT) toàn cầu.  Giờ đây Ấn Độ - nền kinh tế lớn thứ ba châu Á - lại đang sẵn sàng cho một chân trời mới trong lĩnh vực công nghệ với sự ra đời của một thế hệ mới các công ty cung cấp phần mềm dạng dịch vụ (SaaS)...
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

“Nếu bạn xây dựng một công ty SaaS ở Mỹ, bạn cần phải có khách hàng sẵn sàng trả 1 triệu USD để sử dụng dịch vụ của bạn, thay vì khách hàng chỉ trả 10.000 USD, vì bạn phải trang trải các chi phí bán hàng và marketing.  Nếu là công ty ở Ấn Độ, bạn có thể phục vụ cả khách hàng từ nhỏ đến lớn”.

Đại dịch Covid-19 đã buộc các công ty trên khắp thế giới phải đầu tư mạnh vào hạ tầng kỹ thuật số, từ đó càng gia tăng ảnh hưởng của các công ty cung cấp phần mềm dạng dịch vụ (SaaS). Theo một cuộc khảo sát của KPMG, trong năm 2020, doanh nghiệp trên toàn cầu chi thêm 15 tỷ USD mỗi tuần vào công nghệ nhằm tạo ra một môi trường làm việc từ xa an toàn.

Các công ty SaaS cung cấp các ứng dụng web nhằm xử lý mọi thứ liên quan đến phần mềm, từ việc phần mềm an toàn như thế nào cho tới phần mềm vận hành ra sao. Trong số những công ty SaaS được biết đến nhiều nhất trên thế giới, có những cái tên như Zoom, SAP Concur và Salesforce.

NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỨA HẸN “NGHÌN TỶ USD”

Theo trang CNN Business, ngành công nghiệp SaaS của Ấn Độ có thể đạt trị giá 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030 và tạo ra nửa triệu công việc mới. Đây là những con số được đưa ra trong một dự báo thực hiện bởi Công ty tư vấn McKinsey và SaaSBoomi, một cộng đồng những công ty SaaS hàng đầu. Báo cáo này nói rằng hiện có gần 1.000 công ty SaaS ở Ấn Độ, trong đó có 10 “kỳ lân” (những start-up có giá trị vốn hoá từ 1 tỷ USD trở lên).

“Đây có thể là một cơ hội lớn tương tự như ngành dịch vụ IT hồi thập niên 1990”, CEO Girish Mathrubootham của Freshworks - công ty SaaS nổi tiếng nhất của Ấn Độ, phát biểu. Freshworks đã nộp hồ sơ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng trước, gia nhập danh sách những “kỳ lân” công nghệ Ấn Độ dự kiến chào sàn trong năm nay.

Freshworks được thành lập cách đây hơn một thập kỷ ở thành phố Chennai thuộc miền Nam Ấn Độ. Cũng giống như Salesforce, công ty này cung cấp phần mềm để hỗ trợ các công ty quản lý quan hệ với khách hàng. Freshworks cũng là “kỳ lân” lâu năm nhất trong lĩnh vực SaaS ở Ấn Độ, đã huy động được vốn từ nhiều nhà đầu tư lớn như Tiger Global và Accel, và hiện có hơn 50.000 khách hàng. Trong lần gọi vốn vào năm 2019, công ty được định giá ở mức 3,5 tỷ USD.

Các công ty SaaS khác của Ấn Độ đã tìm được cơ hội phát triển bằng cách tập trung vào những thị trường ngách. Chẳng hạn, Zenoti là một “kỳ lân” chuyên làm phần mềm cho các spa và thẩm mỹ viện.

Trong số 10 “kỳ lân” SaaS của Ấn Độ, có 6 công ty đạt cột mốc định giá doanh nghiệp 1 tỷ USD trong năm 2020, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư trên khắp thế giới. Năm ngoái, giới đầu tư đã rót tổng cộng 1,5 tỷ USD vào các công ty SaaS Ấn Độ, tăng gấp bốn lần so với năm 2018 và 2019,  theo báo cáo của KPMG và SaaSBoomi.

Ông Mohit Bhatnagar, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư Sequoia Capital India, nói rằng các nhà đầu tư hào hứng với SaaS vì việc áp dụng phần mềm có sự gia tăng mạnh mẽ trong một thập kỷ qua. Ấn Độ hiện mới chỉ chiếm một thị phần nhỏ trên thị trường SaaS toàn cầu, nhưng giới đầu tư cho rằng nước này có thể sẽ đến lúc giành vị thế thống lĩnh nhờ hai yếu tố quan trọng: một lực lượng lớn các nhà phát triển phần mềm nói tiếng Anh và chi phí tương đối rẻ.

Nhờ sự phát triển của ngành IT Ấn Độ, phần mềm đã trở thành một trong những lĩnh vực có sức hấp dẫn lớn nhất đối với giới trẻ nước này khi định hướng nghề nghiệp. “Ấn Độ có một trong những cộng đồng các nhà phát triển phần mềm lớn nhất thế giới”, ông Bhatnagar nói với CNN Business. Nhiều kỹ sư phần mềm lớn của Ấn Độ đã và đang làm việc tại những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, thậm chí đảm nhiệm những vị trí điều hành cấp cao.

Ông Abhinav Asthana, nhà đồng sáng lập của Postman, đã  dựa vào kinh nghiệm khi thực tập tại Yahoo ở Bengaluru, để đưa ra quyết định xây dựng sản phẩm của riêng mình. Ông đi đến ý tưởng xây dựng một công cụ giúp đơn giản hoá quy trình kiểm thử API (giao diện lập trình ứng dụng).

“Chúng tôi đã chứng kiến phần mềm được tạo ra như thế nào tại những công ty toàn cầu này, và chúng tôi thấy API là một vấn đề chính”, Asthana nói. Giờ đây, Postman là “kỳ lân” SaaS đắt giá nhất của Ấn Độ, được định giá ở mức 5,6 tỷ USD.

NHỮNG LỢI THẾ CỦA NGÀNH SAAS ẤN ĐỘ

Chi phí vận hành thấp là một điểm cộng lớn của Ấn Độ. Theo một báo cáo của Công ty tư vấn Bain & Company, lương khởi điểm của nhà phát triển phần mềm ở Ấn Độ thấp hơn 85% so với ở Mỹ.  “Nếu bạn xây dựng một công ty SaaS ở Mỹ, bạn cần phải có khách hàng sẵn sàng trả 1 triệu USD để sử dụng dịch vụ của bạn, thay vì khách hàng chỉ trả 10.000 USD, vì bạn phải trang trải các chi phí bán hàng và marketing.  Nếu là công ty ở Ấn Độ, bạn có thể phục vụ cả khách hàng từ nhỏ đến lớn”, ông Prasanna Krishnamoorthy, một nhà quản lý của Công ty SaaS Upekkha, so sánh.

Tuy nhiên, hầu hết các công ty SaaS ở Ấn Độ hiện nay đều tập trung vào khách hàng quốc tế, tương tự như chiến lược mà các “gã khổng lồ” IT của Ấn Độ như TCS và Infosys theo đuổi trước đây. Các nhà đầu tư xem đây là một thay đổi tích cực, bởi phần lớn các “kỳ lân” công nghệ lâu năm nhất của Ấn Độ, từ hãng thương mại điện tử Flipkart cho tới công ty thanh toán trực tuyến Paytm, đều chủ yếu tập trung vào thị trường trong nước.

Theo ông Asthana, khoảng 98% số công ty trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới Fortune 500 sử dụng sản phẩm của Postman. Về phần mình, Freshworks có khách hàng đầu tiên là một vị khách đến từ Australia.

Các công ty SaaS của Ấn Độ có một vị thế tốt hơn nhiều để phát triển trên thị trường toàn cầu so với các công ty thương mại điện tử nước này. Đó là bởi các công ty SaaS chỉ cần viết phần mềm một lần và có thể sử dụng phần mềm đó nhiều lần.

“Một công ty như Flipkart cần hàng tỷ USD để phát triển trên thị trường quốc tế, nhưng một công ty như Freshwork cần một số vốn ít hơn nhiều để làm được điều đó”, CEO Mathrubootham của Freshworks nói. Đó là bởi các công ty thương mại điện tử cần vốn lớn để vận hành trong thế giới thực, từ thuê người giao hàng, nhà kho, phát triển kho hàng…

Giám đốc điều hành Bhatnagar của Sequoia Capital nói rằng các doanh nhân phần mềm của Ấn Độ đã sớm thành thạo về “nghệ thuật” bán hàng từ xa. “Thành thực mà nói, trong hai năm qua, cả thế giới đã bắt buộc phải học cách bán hàng từ xa tốt hơn”, ông nói thêm.

Tuy nhiên, cũng có không ít rào cản mà các công ty SaaS của Ấn Độ phải vượt qua để trở thành một ngành công nghiệp nghìn tỷ đô.

Các kỹ sư Ấn Độ được đào tạo trong ngành dịch vụ IT có thể gặp khó khăn trong việc phát triển kỷ luật cần thiết để xây dựng một công ty tập trung vào sản phẩm.  “Trong dịch vụ IT,  bạn trả lời ‘vâng’ với mọi thứ khách hàng nói, nhưng trong ngành SaaS thì khác, bạn sẽ phải nói ‘không’ với 99% khách hàng tiềm năng”, ông Krishnamoorthy cho biết.

Ngoài ra, hệ sinh thái startup của Ấn Độ còn tương đối non trẻ so với Thung lũng Silicon. Dù một số “kỳ lân” công nghệ Ấn Độ đã đạt tới quy mô khổng lồ, ông Mathrubootham nói rằng nước này chưa có “thương hiệu sản phẩm của một cường quốc công nghệ toàn cầu”.

Nhưng ông hy vọng rằng các công ty SaaS của Ấn Độ có thể thay đổi điều này trong tương lai. “Giấc mơ của tôi là Ấn Độ sẽ trở thành một quốc gia có thương hiệu sản phẩm” về công nghệ.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Thủ tướng Benjamin Netanyahu, ở giữa, gặp gỡ gia đình các con tin bị giam giữ ở Gaza, tại Washington, DC. Ảnh: GPO

Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn

(ĐTTCO) - Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết, Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất, nhưng chỉ khi vùng lãnh thổ này được phi quân sự hóa hoàn toàn.

Một tàu container cập cảng Rio de Janeiro ở Rio de Janeiro, Brazil, vào thứ năm, ngày 10-7-2025.

Brazil cảnh báo áp thuế 50% lên hàng hóa Mỹ

(ĐTTCO) - Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva tuyên bố sẵn sàng áp đặt thuế quan trả đũa nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện lời đe dọa áp thuế 50% đối với hàng nhập khẩu từ Brazil bắt đầu từ ngày 1-8.

Các container nằm tại cảng Los Angeles, California, ngày 8-7

Ông Trump áp thuế 50% lên Brazil

(ĐTTCO) - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 9-7 cho biết Hoa Kỳ sẽ áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Brazil, sau cuộc tranh cãi với người đồng cấp nước này. 

Vàng đi ngang khi đồng đô la Mỹ mạnh lên

Vàng đi ngang khi đồng đô la Mỹ mạnh lên

(ĐTTCO) - Giá vàng hầu như không thay đổi do đồng đô la Mỹ mạnh lên đã bù đắp cho tác động của các biện pháp thuế quan mới nhất của Tổng thống Donald Trump. 

Nasdaq lập kỷ lục mới nhờ Nvidia; Giá dầu ổn định

Nasdaq lập kỷ lục mới nhờ Nvidia; Giá dầu ổn định

(ĐTTCO) - Chỉ số S&P 500 tăng điểm vào thứ Tư (9-7), khi cổ phiếu Nvidia đạt được một cột mốc quan trọng và nhà đầu tư theo dõi những cập nhật thuế quan mới nhất từ Tổng thống Trump. Giá dầu ổn định, khi dự trữ dầu thô tại Mỹ bất ngờ tăng vào tuần trước.

Ông Hun Sen: 'Thái Lan đã tự ném đá vào chân mình'

Ông Hun Sen: 'Thái Lan đã tự ném đá vào chân mình'

(ĐTTCO) - Ông Hun Sen đã đề xuất rằng vì chính quyền Thái Lan đã đàn áp Ohkna Kok An, người mà ông có mối quan hệ chặt chẽ, nên tòa án Thái Lan cũng nên mở cuộc điều tra đối với gia đình Thaksin. 

Nam Á hướng về Đông Nam Á để cân bằng với Trung Quốc

Nam Á hướng về Đông Nam Á để cân bằng với Trung Quốc

(ĐTTCO) - Từ New Delhi đến Dhaka đến Colombo, các chính phủ và doanh nghiệp đang tìm kiếm sự hợp tác sâu sắc hơn với các nước ASEAN trên nhiều lĩnh vực, tìm kiếm chuỗi cung ứng thay thế, tiếp cận thị trường rộng hơn và quan hệ đối tác chiến lược hơn.

Vàng thế giới giảm hơn 1% do lạc quan về thương mại

Vàng thế giới giảm hơn 1% do lạc quan về thương mại

(ĐTTCO) - Giá vàng đã giảm hơn 1%, bị ảnh hưởng bởi một số lạc quan về thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại, trong khi đồng đô la Mỹ mạnh hơn và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng đã gây thêm áp lực lên vàng.

Kinh tế toàn cầu lại bị tác động vòng thuế mới của ông Trump?

Kinh tế toàn cầu lại bị tác động vòng thuế mới của ông Trump?

(ĐTTCO) - Trong một động thái gây chấn động các thị trường quốc tế, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8-7 chính thức công bố mức thuế quan bổ sung từ 25-40% với hàng hóa nhập khẩu từ 14 quốc gia, trong đó có nhiều nền kinh tế châu Á. Quyết định này làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy mới của xung đột thương mại toàn cầu, đồng thời đặt Việt Nam và các nước khu vực vào thế khó xử về cả chiến lược xuất khẩu lẫn chính sách kinh tế vĩ mô.

3 đồng tiền điện tử đáng chú ý trong tuần thứ 2 tháng 7

3 đồng tiền điện tử đáng chú ý trong tuần thứ 2 tháng 7

(ĐTTCO) - Tuần mới đã bắt đầu với đà tăng mạnh mẽ trên thị trường tiền điện tử, với tổng vốn hóa toàn cầu ghi nhận mức tăng hơn 1% trong vòng 24 giờ qua. Sau đây, 3 đồng tiền số tăng giá mạnh nhất cần chú ý trong tuần thứ 2 của tháng 7.