Mũi tên thứ ba của Abenomics

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bắn ra “mũi tên thứ ba” trong công cuộc cải cách cấu trúc kinh tế mang tên Abenomics của ông. Liệu mũi tên này sẽ trúng đích?

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bắn ra “mũi tên thứ ba” trong công cuộc cải cách cấu trúc kinh tế mang tên Abenomics của ông. Liệu mũi tên này sẽ trúng đích?

2 mũi tên đầu được cho là về chính sách tiền tệ và tài chính nhằm giúp Nhật Bản lấy lại sức mạnh sau nhiều năm ì ạch. Giúp Nhật Bản tăng trưởng trở lại cũng là lời hứa ông Abe đưa ra khi quay lại chiếc ghế Thủ tướng cách nay 18 tháng.

Trước cuộc khủng hoảng năm 1991, Nhật Bản tăng trưởng ấn tượng ở mức 4% mỗi năm trong suốt thập niên 1980, trước khi bong bóng bất động sản bị đổ vỡ. Ông Abe không nhắm mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ như vậy, nhưng chỉ 2%. Đó là tốc độ tăng trưởng khiêm tốn cho một nền kinh tế phát triển, nhưng là tốc độ nhân đôi kể từ cuộc khủng hoảng nhà đất và là một đơn đặt hàng khá cao.

OECD ước tính tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế thứ ba thế giới chỉ đạt 0,75% và chỉ ra rằng Nhật Bản đã phải chịu 3 cuộc suy thoái trong 5 năm qua - do 2 cú sốc lớn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và thảm họa sóng thần năm 2011. Để tăng tốc một nền kinh tế, đòi hỏi phải có sản lượng cao hơn thông qua việc cộng thêm nhiều nhân tố và sử dụng chúng hiệu quả.

Nhật Bản có những thách thức ở cả 2 mặt trận. Về nhân lực, lực lượng lao động nước này ước tính sẽ giảm tới 40% vào năm 2050, tức họ sẽ có ít nhân công hơn để sản xuất. Thêm phụ nữ vào lực lượng lao động, sẽ có tác dụng, nhưng một hệ thống nhập cư hạn chế sẽ giới hạn con đường nhập khẩu lao động.

Ngài Thủ tướng đã công bố những quy định nới lỏng nhập cư đối với lao động nước ngoài kỹ năng cao. Ngoài ra, ông cũng nhắm đến một cuộc cách mạng robot. Sử dụng robot như lực lượng lao động có lẽ là một sự phát triển thú vị. Một hệ thống tuyển dụng cứng nhắc cũng giúp nâng cao khả năng tuyển dụng người lao động phù hợp hơn. Kết hợp tốt hơn các kỹ năng làm việc có thể nâng cao năng suất.

Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao hơn vì các nhà tuyển dụng về nguyên tắc có thể thuê và sa thải người lao động một cách tự do hơn.

Ông Abe kỳ vọng vào một cuộc cách mạng robot.

Ông Abe kỳ vọng vào một cuộc cách mạng robot.

Về phương diện kinh doanh, Thủ tướng Abe tuyên bố sẽ giải quyết nhóm lợi ích và dưới luật. Vì hệ thống của Nhật Bản được xây dựng trên cơ sở cấu trúc công ty keiretsu với những mối liên kết nội bộ, biến nó thành một thị trường phi tập trung nhiều hơn và đòi hỏi sự tham gia của một số công ty quyền lực nhất để thay đổi cách thức hoạt động.

Để thêm vốn khả dụng thúc đẩy tăng trưởng, ông Abe chủ trương tăng đầu tư, đồng thời dự kiến cắt giảm thuế doanh nghiệp từ hơn 35% xuống dưới 30% và có lẽ gần với mức trung bình 29% của OECD. Nhưng liệu thuế có phải là nhân tố kiềm giữ đầu tư hay không vẫn là một câu hỏi mở. Ngoài ra, còn một hiệu ứng dây chuyền lên thu ngân sách với mức nợ chính phủ đã vượt 200% GDP và thâm hụt ngân sách ở mức khá lớn 9% GDP.

Trong những tuyên bố, ông Abe cũng cho biết sẽ cải tổ hệ thống y tế và Quỹ Đầu tư hưu trí chính phủ (GPIF) - hiện quản lý 1.260 tỷ USD - để đầu tư nhiều hơn vào chứng khoán nhằm hỗ trợ các công dân lớn tuổi tốt hơn. Nỗ lực tăng thuế tiêu thụ, có thể lên 10% vào năm tới, đang gây tranh cãi vì chính phủ đang tìm cách tăng nhu cầu nội địa để khuyến khích các công ty đầu tư nhiều hơn tại thị trường trong nước.

Bất chấp sự thành công của 2 mũi tên đầu tiên, lạm phát hiện nay vẫn ở mức 1,3%, còn xa mục tiêu 2%. Giảm phát vẫn kiềm chế sức tiêu thụ khiến các công ty kiềm chế sản xuất và đầu tư. Tất cả những điều này sẽ khiến mũi tên thứ ba càng khó trúng đích.

Các tin khác