Mỹ-Hàn ký kết hợp tác răn đe hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên

(ĐTTCO) - Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol trong cuộc gặp hôm 11/7 bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO rằng Mỹ sẽ dùng "toàn bộ khả năng", bao gồm cả năng lực hạt nhân, để hỗ trợ Soeul về an ninh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam
  • Nữ miền Nam
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Bắc
Mỹ-Hàn ký kết hợp tác răn đe hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên

Văn phòng của ông Yoon cho biết, hai nhà lãnh đạo cũng ủy quyền hướng dẫn thiết lập một hệ thống răn đe mở rộng tích hợp cho bán đảo Triều Tiên nhằm chống lại các mối đe dọa hạt nhân và quân sự từ Triều Tiên.

Phó cố vấn an ninh quốc gia của ông Yoon, Kim Tae-hyo, phát biểu trong một cuộc họp ngắn ở Washington rằng hướng dẫn này chính thức hóa việc triển khai các tài sản hạt nhân của Mỹ trên và xung quanh bán đảo Triều Tiên nhằm ngăn chặn và ứng phó với các cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng.

Ông Kim nói: “Điều đó có nghĩa là vũ khí hạt nhân của Mỹ đặc biệt được giao cho các nhiệm vụ trên bán đảo Triều Tiên”.

Trước đó, ông Biden và ông Yoon đã đưa ra tuyên bố chung bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington, tái khẳng định sự phối hợp chặt chẽ chống lại mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.

Tiến sĩ Cheong Seong-Chang, chuyên gia chiến lược an ninh tại Viện Sejong và là người ủng hộ mạnh mẽ việc trang bị vũ khí hạt nhân của Hàn Quốc, cho biết hướng dẫn hạt nhân mới là bước tiến đáng kể, thay đổi căn bản cách các đồng minh sẽ ứng phó với mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.

Triều Tiên đã công khai thúc đẩy chính sách vũ khí hạt nhân của mình bằng cách hệ thống hóa việc sử dụng chúng trong trường hợp nhận thấy mối đe dọa đối với lãnh thổ của mình và ghi nhận việc nâng cao năng lực vũ khí hạt nhân trong Hiến pháp năm 2023.

Trong năm nay, Bình Nhưỡng đã chỉ định Hàn Quốc là “kẻ thù chính” và thề sẽ tiêu diệt nước láng giềng vì đã thông đồng với Mỹ để tiến hành chiến tranh chống lại nước này, trong một sự đảo ngược đáng kể các thỏa thuận hòa bình mà họ đã thực hiện vào năm 2018.

Các tin khác