S&P 500 gần như đi ngang
Kết phiên, chỉ số S&P 500 nhích 0,02% lên 4.192,63, trong khi chỉ số Dow Jones mất 140,05 điểm, tương đương 0,42%, còn 33.286,58. Nasdaq Composite cộng 0,5% lên 12.720,78.
Đà tăng của ngày thứ Hai đã đưa chỉ số Nasdaq ghi nhận mức đóng cửa cao nhất và đạt mức cao nhất trong phiên kể từ tháng 8/2022.
Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy dự kiến sẽ gặp nhau để tiếp tục các cuộc đàm phán về trần nợ vào chiều ngày thứ Hai. Chỉ còn 10 ngày nữa là đến hạn sớm nhất mà Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết Hoa Kỳ có thể vỡ nợ trên thực tế.
Các nhà đàm phán kỳ cựu của cả 2 bên đã nối lại cuộc đàm phán vào sáng thứ Hai tại Điện Capitol, nhưng việc cắt giảm chi tiêu bắt buộc của chính phủ vẫn là một trở ngại lớn. Các đảng viên Đảng Cộng hòa nhất quyết cắt giảm chi tiêu xuống mức cơ bản của năm 2022, nhưng ông Biden nói rằng bất kỳ sự cắt giảm nào mà không tăng thuế bổ sung là điều không thể.
Chris Zaccarelli, Giám đốc đầu tư của Independent Advisor Alliance, cho biết: “Các nhà đầu tư bắt đầu lo ngại về những gì đang xảy ra với các cuộc đàm phán về trần nợ, nhưng mặt khác, nền kinh tế vẫn khá lạc quan, thị trường việc làm thực sự mạnh mẽ.”
Các chỉ số chính đã ghi nhận một tuần tích cực, được dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu công nghệ. Chứng khoán Mỹ nối dàiđà tăng bất chấp tình hình bất ổn ở Washington và lạm phát cao, với S&P 500 dao động ngay dưới mức 4.200.
Trong khi giao dịch kỹ thuật có thể tiếp tục leo cao hơn, một số chuyên gia ở Phố Wall cho rằng độ rộng thị trường mạnh hơn là cần thiết để đợt phục hồi tiếp tục trong dài hạn.
Thứ Hai mở ra một tuần tương đối nhẹ nhàng đối với dữ liệu kinh tế, với báo cáo GDP quý đầu tiên dự kiến công bốvào thứ Năm và thước đo chi tiêu tiêu dùng cá nhân, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, sẽ công bố vào thứ Sáu.
Việc Fed công bố biên bản cuộc họp tháng 5 vào thứ Tư có thể làm sáng tỏ suy nghĩ của các ngân hàng trung ương về khả năng tăng lãi suất thêm nữa.
Giá dầu tăng 1%
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu đã được kiểm soát bởi đồng đô la mạnh hơn và khi thị trường chờ đợi tin tức về các cuộc đàm phán trần nợ của Hoa Kỳ.
Dầu thô Brent giao tháng 7 tăng 41 cent, tương đương 0,5%, lên 75,99 USD/thùng. Trong khi đó, dầu thô WTI của Hoa Kỳ hoạt động tích cực hơn, tiến 0,5% lên mức 72,05 USD. Hợp đông xăng kỳ hạn của Mỹ là yếu tố thúc đẩy giá dầu lớn nhất, tăng vọt 2,8% lên mức cao nhất trong một tháng là 2,6489 USD/gallon.
Các nhà phân tích tại Ritterbusch và Associates cho biết: “Ngày hôm nay, xăng đã hỗ trợ giá dầu tăng với ngày lễ Tưởng niệm đang đến gần.” Ngày lễ Tưởng niệm Hoa Kỳ đánh dấu sự khởi đầu của mùa du lịch hè cao điểm.
Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã cảnh báo về tình trạng thiếu dầu sắp xảy ra trong nửa cuối năm khi nhu cầu dự kiến vượt cung gần 2 triệu thùng/ngày.
Một giám đốc điều hành cấp cao tại Vitol cho biết châu Á sẽ dẫn đầu mức tăng trưởng nhu cầu dầu khoảng 2 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm nay, mức tăng có khả năng dẫn đến thiếu hụt nguồn cung và đẩy giá dầu lên cao.
Tuần trước, cả hai loại dầu đều tăng khoảng 2%, đánh dấutuần tăng đầu tiên trong 5 năm sau khi các vụ cháy rừng làm gián đoạn nguồn cung dầu thô ở Alberta, Canada.
Tác động của việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+ cũng đang được cảm nhận sau khi có hiệu lực trong tháng này.
Sản xuất dầu ở khu vực Kurdistan của Iraq tiếp tục giảm khi dòng xuất khẩu đến cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ có ít dấu hiệu khởi động lại sau 2 tháng ngừng hoạt động.
JP Morgan cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu từ OPEC+ đã giảm 1,7 triệu thùng/ngày vào ngày 16/5, đồng thời cho biết thêm rằng xuất khẩu dầu của Nga có thể sẽ giảm vào cuối tháng 5.
Đồng đô la Mỹ tăng, duy trì dưới mức đỉnh trong hai tháng, khi các nhà đầu tư chờ đợi những tín hiệu mới về việc liệu Fed có khả năng tiếp tục tăng lãi suất hay không và theo dõi tin tức về trần nợ của Hoa Kỳ.