Cùng với đó là việc hệ thống NH và thị trường trái phiếu khu vực tư nhân trở nên sôi động thời gian gần đây. Điều này cho thấy quá trình phát triển của các “mắt xích” này có minh bạch, lành mạnh và bền vững? Liệu đây là những kênh huy động vốn bổ sung hay loại trừ lẫn nhau trong thị trường tài chính?
Nobel kinh tế 2022: Giải thưởng cho kinh tế học của sự hoảng loạn
Dù không phải là những nhà kinh tế học đầu tiên đề cập đến vấn đề về điều hành và trục trặc của NH, tuy nhiên 3 tác giả đạt giải Nobel kinh tế 2022 là Bernanke, Diamond, và Dybvig, đã cung cấp những phân tích có hệ thống về lý do tại sao những trục trặc có thể xảy ra, cũng như có thể gây ra sự sụp đổ của cả hệ thống. Những hướng phân tích này hàm ý những thông tin quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách và điều hành NH.
Nhóm tác giả đạt giải Nobel kinh tế năm nay đã lập luận rằng, có sức ép và trạng thái căng thẳng giữa kỳ vọng thanh khoản của các cá nhân, khả năng tiếp cận nguồn vốn sẵn có và nhu cầu đầu tư dài hạn trong nền kinh tế. Thực tế cho thấy, các NHTM có thể đối mặt với khả năng thanh khoản kém, nếu có xu hướng đầu tư phần lớn số tiền gửi có tính thanh khoản cao vào các tài sản ít thanh khoản hơn.
Vẫn biết hệ thống NH sẽ giúp nền kinh tế trở nên năng động hơn, phân bổ nguồn vốn hiệu quả hơn, nếu đặt trong bối cảnh chỉ có một phần nhỏ người gửi tiền muốn rút tiền bất cứ khi nào. Ngược lại có thể dẫn đến những trục trặc hệ thống của NH khi có hiện tượng rút tiền hàng loạt trước sự kiện bất ngờ nào đó. Bởi lúc này tâm lý hoảng loạn với ý định rút tiền để bảo vệ tài sản của chính mình sẽ xảy ra, hàm ý một hành động hợp lý của người gửi tiền, đó là hoảng sợ cùng với những người giống như mình.
Cuộc khủng hoảng NH giai đoạn 1930-1931 đã để lại những bài học quý báu về hiện tượng các nền kinh tế tiếp tục rơi vào suy thoái và kìm hãm sự phục hồi sau đó. Nhưng sau đó xu hướng thận trọng quá mức sau giai đoạn khủng hoảng xuất hiện, khi các NH ít cho vay hơn, thay vào đó dự trữ tiền vượt mức để đảm bảo thanh khoản, các hộ gia đình thì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn thay vì gửi tiền vào hệ NH. Bernanke đã đưa ra bằng chứng ủng hộ lập luận này vào năm 1983.
Liên hệ với Việt Nam
Làm thế nào để ngắt mạch những nguy cơ tiềm ẩn từ hệ thống NH khi sự hoảng sợ từ người gửi tiền xuất hiện ngày càng lớn. Đó là phải có sự đảm bảo từ NHTW, chính phủ và các loại bảo hiểm tiền gửi, là giải pháp trực diện và phòng thủ hữu hiệu nhất để ngăn chặn sự hoảng sợ, tránh việc rút tiền hàng loạt xảy ra theo tâm lý đám đông. Minh chứng câu chuyện của NHTMCP Sài Gòn (SCB), NHNN đã phát đi thông cáo đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền tại SCB trong mọi trường hợp, giữ tính liên tục, ổn định, và thanh khoản cho cả hệ thống các tổ chức tín dụng. NHNN khuyến cáo người gửi tiền không nên rút tiền trước hạn để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân. Động thái của NHNN hoàn toàn đúng đắn.
Tuy nhiên, vấn đề cần lưu ý cho các NHTM là phải chủ động trong quá trình kiểm soát thanh khoản và sự lành mạnh trong hoạt động, tránh tình trạng lạm dụng vào khả năng hỗ trợ của NHNN và các bên liên quan. Chúng ta khó có thể cứu trợ những “người chơi” vô trách nhiệm khi bản thân họ nghĩ đã được “chống lưng”. Bài học từ cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay năm 1980 vẫn còn đó. Chính vì vậy, việc giám sát, điều tiết các NHTM phải diễn ra liên tục, minh bạch, công khai.
Chúng ta cần tiếp cận tường tận hơn dưới góc độ kinh tế, rằng NH là bất kỳ tổ chức trung gian tài chính có chức năng cung cấp cho người gửi tiền quyền lợi khi gửi tiền vào hệ thống, có thể là một công cụ tài chính mang tính thanh khoản. NH sử dụng dòng vốn đó để phân bổ và cho vay sản xuất, kinh doanh, để đầu tư vào những loại hình tài sản ít thanh khoản hơn. Thí dụ, từ những trục trặc ở cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, hệ thống tài chính trước khi xảy ra khủng hoảng phần lớn dựa vào “NH bóng tối” (trung gian tài chính phi NH). Khi đó, các doanh nghiệp thay vì duy trì tiền gửi ở NH lại chuyển ra dạng “repo” (các khoản vay qua đêm sử dụng những loại chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp vì có lợi ích nhiều hơn so với tiền gửi thông thường).
Song song đó, hệ thống NH và thị trường trái phiếu đã được nhắc đến tại Việt Nam, đặc biệt là trái phiếu do doanh nghiệp bất động sản phát hành. Đã có quan điểm cho rằng thị trường trái phiếu là kênh huy động vốn thay thế hữu hiệu của doanh nghiệp, thay vì chỉ tập trung vào NH. Tuy nhiên, nền kinh tế cần kênh huy động vốn bổ sung thay vì một kênh để cạnh tranh chính với hệ thống NH, miễn là lành mạnh, minh bạch phải được ưu tiên. Cần tránh tình trạng nhảy vọt về số lượng, thao túng chất lượng và triệt tiêu các mục đích đẩy giá, đầu tư quá mức dẫn đến bong bóng tài sản.
Do đó, sự phát triển của thị trường trái phiếu và NH cần song song, có mối liên hệ bổ sung cho nhau, thay vì thay thế, loại trừ lẫn nhau. Các NH vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường trái phiếu khu vực tư nhân (bảo lãnh, ủy thác, giám sát, tư vấn, kinh doanh…). Vì lẽ đó, để có thị trường trái phiếu lành mạnh, cần có hệ thống NH lành mạnh, trách nhiệm, đặc biệt là công đoạn hỗ trợ doanh nghiệp phát hành và hấp thụ lượng trái phiếu ra thị trường.
Dù không phải là những nhà kinh tế học đầu tiên đề cập đến vấn đề về điều hành và trục trặc của NH, tuy nhiên 3 tác giả đạt giải Nobel kinh tế 2022 là Bernanke, Diamond, và Dybvig, đã cung cấp những phân tích có hệ thống về lý do tại sao những trục trặc có thể xảy ra, cũng như có thể gây ra sự sụp đổ của cả hệ thống. Những hướng phân tích này hàm ý những thông tin quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách và điều hành NH.
Nhóm tác giả đạt giải Nobel kinh tế năm nay đã lập luận rằng, có sức ép và trạng thái căng thẳng giữa kỳ vọng thanh khoản của các cá nhân, khả năng tiếp cận nguồn vốn sẵn có và nhu cầu đầu tư dài hạn trong nền kinh tế. Thực tế cho thấy, các NHTM có thể đối mặt với khả năng thanh khoản kém, nếu có xu hướng đầu tư phần lớn số tiền gửi có tính thanh khoản cao vào các tài sản ít thanh khoản hơn.
Vẫn biết hệ thống NH sẽ giúp nền kinh tế trở nên năng động hơn, phân bổ nguồn vốn hiệu quả hơn, nếu đặt trong bối cảnh chỉ có một phần nhỏ người gửi tiền muốn rút tiền bất cứ khi nào. Ngược lại có thể dẫn đến những trục trặc hệ thống của NH khi có hiện tượng rút tiền hàng loạt trước sự kiện bất ngờ nào đó. Bởi lúc này tâm lý hoảng loạn với ý định rút tiền để bảo vệ tài sản của chính mình sẽ xảy ra, hàm ý một hành động hợp lý của người gửi tiền, đó là hoảng sợ cùng với những người giống như mình.
Cuộc khủng hoảng NH giai đoạn 1930-1931 đã để lại những bài học quý báu về hiện tượng các nền kinh tế tiếp tục rơi vào suy thoái và kìm hãm sự phục hồi sau đó. Nhưng sau đó xu hướng thận trọng quá mức sau giai đoạn khủng hoảng xuất hiện, khi các NH ít cho vay hơn, thay vào đó dự trữ tiền vượt mức để đảm bảo thanh khoản, các hộ gia đình thì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn thay vì gửi tiền vào hệ NH. Bernanke đã đưa ra bằng chứng ủng hộ lập luận này vào năm 1983.
Liên hệ với Việt Nam
Làm thế nào để ngắt mạch những nguy cơ tiềm ẩn từ hệ thống NH khi sự hoảng sợ từ người gửi tiền xuất hiện ngày càng lớn. Đó là phải có sự đảm bảo từ NHTW, chính phủ và các loại bảo hiểm tiền gửi, là giải pháp trực diện và phòng thủ hữu hiệu nhất để ngăn chặn sự hoảng sợ, tránh việc rút tiền hàng loạt xảy ra theo tâm lý đám đông. Minh chứng câu chuyện của NHTMCP Sài Gòn (SCB), NHNN đã phát đi thông cáo đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền tại SCB trong mọi trường hợp, giữ tính liên tục, ổn định, và thanh khoản cho cả hệ thống các tổ chức tín dụng. NHNN khuyến cáo người gửi tiền không nên rút tiền trước hạn để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân. Động thái của NHNN hoàn toàn đúng đắn.
Tuy nhiên, vấn đề cần lưu ý cho các NHTM là phải chủ động trong quá trình kiểm soát thanh khoản và sự lành mạnh trong hoạt động, tránh tình trạng lạm dụng vào khả năng hỗ trợ của NHNN và các bên liên quan. Chúng ta khó có thể cứu trợ những “người chơi” vô trách nhiệm khi bản thân họ nghĩ đã được “chống lưng”. Bài học từ cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay năm 1980 vẫn còn đó. Chính vì vậy, việc giám sát, điều tiết các NHTM phải diễn ra liên tục, minh bạch, công khai.
Chúng ta cần tiếp cận tường tận hơn dưới góc độ kinh tế, rằng NH là bất kỳ tổ chức trung gian tài chính có chức năng cung cấp cho người gửi tiền quyền lợi khi gửi tiền vào hệ thống, có thể là một công cụ tài chính mang tính thanh khoản. NH sử dụng dòng vốn đó để phân bổ và cho vay sản xuất, kinh doanh, để đầu tư vào những loại hình tài sản ít thanh khoản hơn. Thí dụ, từ những trục trặc ở cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, hệ thống tài chính trước khi xảy ra khủng hoảng phần lớn dựa vào “NH bóng tối” (trung gian tài chính phi NH). Khi đó, các doanh nghiệp thay vì duy trì tiền gửi ở NH lại chuyển ra dạng “repo” (các khoản vay qua đêm sử dụng những loại chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp vì có lợi ích nhiều hơn so với tiền gửi thông thường).
Song song đó, hệ thống NH và thị trường trái phiếu đã được nhắc đến tại Việt Nam, đặc biệt là trái phiếu do doanh nghiệp bất động sản phát hành. Đã có quan điểm cho rằng thị trường trái phiếu là kênh huy động vốn thay thế hữu hiệu của doanh nghiệp, thay vì chỉ tập trung vào NH. Tuy nhiên, nền kinh tế cần kênh huy động vốn bổ sung thay vì một kênh để cạnh tranh chính với hệ thống NH, miễn là lành mạnh, minh bạch phải được ưu tiên. Cần tránh tình trạng nhảy vọt về số lượng, thao túng chất lượng và triệt tiêu các mục đích đẩy giá, đầu tư quá mức dẫn đến bong bóng tài sản.
Do đó, sự phát triển của thị trường trái phiếu và NH cần song song, có mối liên hệ bổ sung cho nhau, thay vì thay thế, loại trừ lẫn nhau. Các NH vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường trái phiếu khu vực tư nhân (bảo lãnh, ủy thác, giám sát, tư vấn, kinh doanh…). Vì lẽ đó, để có thị trường trái phiếu lành mạnh, cần có hệ thống NH lành mạnh, trách nhiệm, đặc biệt là công đoạn hỗ trợ doanh nghiệp phát hành và hấp thụ lượng trái phiếu ra thị trường.
Các phân tích của Bernanke, Diamond-Dybvig có ý nghĩa rất sâu sắc đối với các cơ quan điều hành chính sách tiền tệ. Với Việt Nam, từ bài học khủng hoảng tiết kiệm và cho vay năm 1980, việc giám sát, điều tiết các NHTM cần diễn ra liên tục, minh bạch, công khai. |