Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đưa ra tuyên bố này trong một bài phát biểu trên kênh truyền hình chính phủ và nhà báo Jonny Tickle ở Moscow đã chia sẻ nó trên Twitter.
Nếu đúng, điều này có thể xác nhận niềm tin của các nhà chức trách ở Hoa Kỳ rằng Nga có thể chuyển sang tiền điện tử để tránh các lệnh trừng phạt.
Các cuộc thảo luận ngày càng tăng về việc áp dụng tiền điện tử ở Nga diễn ra trong bối cảnh hàng loạt các lệnh trừng phạt kinh tế đã ảnh hưởng đến tiền tệ và toàn bộ hệ thống tài chính của đất nước.
Theo nhà báo Tickle, với việc nhiều ngân hàng trong nước không có khả năng giao dịch xuyên biên giới, nhiều người dân đã sử dụng tiền điện tử như một hàng rào bảo vệ vì sợ rằng đồng tiền của họ sẽ sụp đổ. Ngoài ra, một số người ngoại quốc đang sử dụng tiền điện tử để chuyển tiền ra khỏi đất nước.
Mặc dù tuyên bố của thủ tướng Nga có thể cho thấy tỷ lệ chấp nhận tiền điện tử lớn trong nước, nhưng không có dữ liệu on-chain nào xác nhận rằng các sàn giao dịch tiền điện tử hoạt động trong nước hoặc các ví kết nối với người Nga đã chứng kiến một dòng tiền lớn.
Chainalysis đã khẳng định không có bằng chứng nào cho thấy Nga có thể sử dụng tiền điện tử để trốn tránh các lệnh trừng phạt. Báo cáo của Chainalysis chứng thực niềm tin chung trong ngành công nghiệp tiền điện tử rằng Nga sẽ khó sử dụng không gian tiền điện tử vì tính minh bạch và công khai của nó.
Tiền điện tử đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến giữa Ukraine và Nga. Chẳng hạn, Ukraine đã có thể huy động được gần 100 triệu USD quyên góp tiền điện tử.
Đối với Nga, mặc dù bản thân nước này chưa chính thức áp dụng tiền điện tử, nhưng người dân có thể đã chuyển sang tiền điện tử khi các công ty tài chính truyền thống quốc tế chuyển ra khỏi đất nước.
Mới đây, một thành viên cấp cao của Quốc hội Nga, Pavel Zavalny, đã gợi ý rằng các quốc gia thân thiện với Nga có thể được phép mua khí đốt của Nga bằng tiền điện tử hoặc nội tệ của họ.
Một quan chức cấp cao của chính phủ Nga, Evgeny Grabchak, Thứ trưởng Bộ Năng lượng của Nga đề xuất rằng việc khai thác tiền điện tử nên được hợp pháp hóa hoàn toàn càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, các cơ quan quản lý không đồng tình với điều này và cho rằng điều đó là bất khả thi. Watcher.Guru đã tweet rằng ngân hàng trung ương của Nga đã từ chối đề xuất sử dụng tiền điện tử để trốn tránh các lệnh trừng phạt.
Theo Phó thống đốc thứ nhất của ngân hàng, Ksenia Yudaeva, sử dụng tiền điện tử để trốn tránh các lệnh trừng phạt rất khỏ xảy ra khi đối mặt với khuôn khổ quản lý và giám sát chặt chẽ đối với tiền điện tử ở hầu hết các nước phương Tây.