Ngành chế biến gỗ: Trở về thị trường nội địa

Trước đây các DN ngành gỗ thường chú trọng hơn vào thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, cùng với khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tác động kéo dài, thị trường xuất khẩu ngày càng khó khăn. Đã đến lúc DN cần tập trung cho thị trường nội địa, mạnh dạn tái cơ cấu sản xuất để giảm bớt chi phí, cân bằng giữa thị trường ngoại và nội.

Trước đây các DN ngành gỗ thường chú trọng hơn vào thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, cùng với khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tác động kéo dài, thị trường xuất khẩu ngày càng khó khăn. Đã đến lúc DN cần tập trung cho thị trường nội địa, mạnh dạn tái cơ cấu sản xuất để giảm bớt chi phí, cân bằng giữa thị trường ngoại và nội.

Mạnh dạn cải tiến

Xuất khẩu gỗ của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012 đạt 2,3 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay thị trường xuất khẩu gỗ chủ yếu của Việt Nam là Hoa Kỳ và EU, nhưng 2 thị trường này đã đặt ra những điều khoản khắt khe mới.

Cụ thể, Luật Lacey của Hoa Kỳ đã áp dụng cho mặt hàng gỗ của Việt Nam từ ngày 1-10-2010 và quy chế mới của EU về tính hợp pháp của gỗ sẽ có hiệu lực vào tháng 3-2013, gây khó khăn cho nguồn nguyên liệu sản xuất. Gỗ nội địa không đáp ứng được chứng chỉ quản lý rừng của Hội đồng Rừng quốc tế, còn gỗ nhập khẩu không thể kiểm soát được nguồn gốc nên dễ phát sinh vấn đề.

Từ đầu năm 2012 đến nay, DN chế biến gỗ chịu áp lực do sụt giảm đơn hàng xuất khẩu 30% so cùng kỳ năm 2011, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng 20%, cộng với giá nhân công, chi phí vận chuyển, các lệ phí cùng tăng, khiến DN đuối sức khi cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Thêm vào đó, đối với ngành đồ gỗ nội thất, dù những năm qua sản lượng xuất khẩu cao, nhưng do kinh tế khó khăn, khách hàng càng khó tính và đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao. Nhiều nhà nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ và EU trước đây vẫn nhập khẩu từ Trung Quốc nay có xu hướng chuyển sang nhập khẩu từ Việt Nam. Nhưng DN Việt lại đang gặp một rào cản là chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng này.

Hiện nay đang là thời điểm thích hợp để các DN gỗ Việt Nam thay đổi mô hình sản xuất từ thủ công sang máy móc với chi phí thấp, bởi hiện nay ở các quốc gia như Đức và Italia, lượng DN phá sản ngày càng tăng nên rao bán máy móc với giá chỉ từ 1/10-1/20 giá trị gốc.

Nhiều công ty còn thông báo nếu có DN nào mua lại máy móc, họ sẵn sàng đến Việt Nam để hướng dẫn vận hành và bảo trì máy. Nguồn lao động của nước ta tuy dồi dào nhưng chất lượng vẫn còn thấp nên sản phẩm tạo ra không như mong muốn. Nếu đầu tư máy móc, dù DN lớn cũng chỉ cần khoảng 100 công nhân là có thể cung ứng các đơn hàng lớn với chất lượng cao, đồng thời giảm được nhiều chi phí.

Chủ động thị trường nội địa

Đối với các DN gỗ, khó khăn đã bắt đầu từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Chẳng hạn, khi sản xuất, nếu chi phí 5 đồng, DN chỉ được hạch toán 1 đồng, giá nguyên liệu lại liên tục tăng, có khi chỉ qua 1 đêm giá đã tăng thêm 15%.

Thế nhưng, giá thành sản phẩm khi xuất khẩu chỉ được tăng khoảng 5% và DN phải đàm phán rất vất vả với khách hàng mới ký được hợp đồng. Nhận thấy tình hình khó khăn của các thị trường xuất khẩu, từ năm 2011, nhiều DN bắt đầu chú trọng hơn đến thị trường nội địa.

Trong bối cảnh hiện nay, các DN ngành gỗ nên chú trọng thị trường nội địa. Ảnh: KIM NGÂN

Trong bối cảnh hiện nay, các DN ngành gỗ nên chú trọng thị trường nội địa. Ảnh: KIM NGÂN

Tuy nhiên, dù ngành gỗ có đến 500 DN nhưng trong thời gian qua do chú trọng đến xuất khẩu đã khiến 80% thị phần trong nước rơi vào tay các DN đến từ Đài Loan, Hồng Công, Trung Quốc. Hơn nữa, nhiều người tiêu dùng đã có thói quen sính ngoại, thích gỗ nước ngoài hơn dù hàng trong nước không thua kém.

Song song đó, một công ty gia nhập thị trường nội địa đồng nghĩa với việc các công ty khác sẽ bị giảm thị phần. Trong bối cảnh sức mua suy giảm, điều này sẽ khiến các DN chịu sự cạnh tranh gay gắt hơn. Do vậy, DN phải xây dựng được chiến lược bán hàng, hướng đến phân khúc lý tưởng nhất để khai thác nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Kinh doanh tại thị trường nội địa có lợi thế là nhu cầu ổn định, DN có thể điều chỉnh giá cả phù hợp với từng phân khúc khách hàng và sản phẩm khác nhau.

Để trở về thị trường nội địa, trong năm 2011, Thuận Thanh đã cử nhân viên tham gia vào các đoàn khảo sát kinh doanh để tìm hiểu mô hình sản xuất ở các nước như Italia, Đức… Kết quả cho thấy chỉ có đầu tư máy móc công nghệ cao mới có thể giảm bớt hao phí và có được lợi nhuận.

Trong lúc đó, do kinh tế khủng hoảng, một số công ty trên thế giới đã rao bán máy móc với giá rẻ nên công ty mua lại để thay thế sản xuất thủ công. Quá trình sắp xếp lại bộ máy nhân sự, nhà xưởng được Thuận Thanh tiến hành một cách bài bản để không tạo xáo trộn lớn.

Đồng thời, chúng tôi đang mở kênh phân phối ra các tỉnh, thành trên cả nước để giải bài toán tiêu thụ, nhất là về mẫu mã và giá cả hợp với thu nhập của số đông. Hiện công ty đã lập ra kế hoạch cụ thể để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong đó, chiến lược tập trung vào thị trường ngách để khai thác dòng sản phẩm bình dân, với một trong những mục tiêu được hướng đến là phục vụ số đông.

Đồng thời, dòng sản phẩm được sản xuất từ gỗ tốt, thiết kế sang trọng, tinh tế cũng được dành riêng để đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng có thu nhập khá trở lên. Thực tế, việc chuyển đổi cũng vấp phải phải nhiều khó khăn.

Dù rất tự tin vì đã quen thiết kế mẫu mã cho thị trường nước ngoài, nhưng Thuận Thanh nhận ra thị trường trong nước lại có thị hiếu khác. Để thích ứng, Thuận Thanh đang xây dựng một đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp để thay đổi mẫu mã theo thị hiếu của khách hàng ở từng thời điểm khác nhau và tìm kiếm nguồn lực tài chính để phát triển kênh bán hàng, khai thông đầu ra.

Các tin khác