Người phụ nữ “vàng” của ngành vàng

Sự biến động phức tạp của giá vàng cùng những khó khăn chung của nền kinh tế trong năm 2011 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kim hoàn nói chung và CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) nói riêng. Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn đó, người thuyền trưởng tài năng và bản lĩnh Cao Thị Ngọc Dung (ảnh), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc PNJ, đã tìm cho con tàu PNJ một lối đi riêng và nhờ lối đi ấy, PNJ đạt được nhiều thành tựu tốt đẹp với nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đặt ra, giúp cho nhiều cổ đông đặt niềm tin vào cổ phiếu “vàng”.

Sự biến động phức tạp của giá vàng cùng những khó khăn chung của nền kinh tế trong năm 2011 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kim hoàn nói chung và CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) nói riêng. Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn đó, người thuyền trưởng tài năng và bản lĩnh Cao Thị Ngọc Dung (ảnh), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc PNJ, đã tìm cho con tàu PNJ một lối đi riêng và nhờ lối đi ấy, PNJ đạt được nhiều thành tựu tốt đẹp với nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đặt ra, giúp cho nhiều cổ đông đặt niềm tin vào cổ phiếu “vàng”.

PHÓNG VIÊN: - Lời đầu tiên, xin chúc mừng bà tiếp tục tái đắc cử vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc PNJ nhiệm kỳ 3 (2012-2017). Được xem là Người phụ nữ “vàng” của ngành vàng, bà có thể chia sẻ những thành tựu mà cá nhân bà đã lãnh đạo PNJ gặt hái được trong năm qua?

-Bà CAO THỊ NGỌC DUNG: - Năm 2011 vừa qua, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng bởi tình hình chung như giá vàng biến động bất thường, kinh tế suy giảm, sức mua thấp… nhưng tổng doanh thu của chúng tôi vẫn đạt 17.335 tỷ đồng, tăng 33%. 

Trong đó, lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 318,16 tỷ đồng, tăng 21% so cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 257,506 tỷ đồng, tăng 22% so cùng kỳ. Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 4.029 đồng, tăng 17% so năm 2010. Riêng trong quý I-2012, mặc dù thị trường vàng trầm lắng nhưng PNJ ước đạt lợi nhuận trước thuế 118 tỷ đồng.

Chúng tôi tiếp tục giữ vị thế là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng trang sức lớn nhất Việt Nam hiện nay với 161 cửa hàng, chi nhánh; có mặt tại 34 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, sẵn sàng cho quá trình hội nhập trong lĩnh vực thời trang khu vực và thế giới.

- Khi Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời, PNJ có những hướng đi như thế nào để thích nghi với quy định mới?

- Theo tôi Nghị định 24 là liệu pháp tốt để xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, góp phần chấn chỉnh lại tình trạng đầu cơ, làm giá, lập lờ chất lượng… đã tồn tại trên thị trường vàng từ trước đến nay. Với PNJ, từ những năm 1990, chúng tôi đã có định hướng để phát triển bền vững, PNJ cần phát triển mạnh về nữ trang chứ không thể co cụm trong việc kinh doanh vàng miếng.

Chính vì thế, Nghị định 24 ban hành cũng sẽ không ảnh hưởng bất lợi nhiều đến hoạt động của PNJ, ngược lại tôi cho rằng sẽ có nhiều cơ hội để PNJ phát triển bền vững hơn. Vì theo Nghị định 24, sắp tới chất lượng nữ trang vàng cũng được kiểm soát và được đảm bảo chặt chẽ, người bán sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm mình bán ra, như vậy  quyền lợi của khách hàng sẽ được bảo đảm.

Thêm vào đó, nghị định lần này còn có thêm quy định sẽ cấp quota (hạn ngạch) cho doanh nghiệp nhập nguyên liệu để sản xuất nữ trang, thay vì các công ty phải mua nguyên liệu trong nước với giá cao để chế tác thành nữ trang như thời gian qua.

- 2012 được dự báo là năm rất khó khăn trong ngành kim hoàn. Là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành bà có thể “bật mí” những kế hoạch phát triển của PNJ trong năm nay?

- Dự đoán tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm nay sẽ còn nhiều bất ổn, nhất là trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Nhưng bằng sự năng động, sáng tạo, tiềm lực mạnh và bản lĩnh vững vàng, nhạy bén trong kinh doanh, tại ĐHCĐ PNJ vừa qua, chúng tôi tiếp tục đề ra những kế hoạch mới nhiều thách thức nhưng cũng rất khả quan.

Cụ thể, thông qua phương án tăng thêm hơn 33% vốn điều lệ (tương đương gần 200 tỷ đồng) trong năm 2012, dưới hình thức phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 5:1 và phát hành 5 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho các đối tác chiến lược.

Đồng thời PNJ dành 5% vốn điều lệ tăng thêm để phát hành cho CBCNV, với giá phát hành 20.000 đồng/CP. Vốn điều lệ sau khi tăng của PNJ sẽ đạt xấp xỉ 800 tỷ đồng, việc tăng vốn này nhằm phục vụ mục tiêu tiếp tục đầu tư xây dựng và mua sắm máy móc, trang thiết bị cho việc sản xuất-kinh doanh nữ trang.

Từ đó, doanh thu từ trang sức vàng tăng 14% so với năm 2011, trang sức bạc dự kiến tăng 40%, lợi nhuận tăng 5% để tiếp tục chia cổ tức dự kiến là 23%.

- Đó là kế hoạch ngắn hạn, còn trong dài hạn PNJ đang hướng đến những mục tiêu và tầm nhìn như thế nào?

PNJ đã phát triển 161 cửa hàng, chi nhánh tại 34 tỉnh, thành trên toàn quốc.

PNJ đã phát triển 161 cửa hàng, chi nhánh tại 34 tỉnh, thành trên toàn quốc.

- Trong 5 năm tới, PNJ phấn đấu tăng gấp 4 lần doanh thu xuất khẩu trang sức vào cuối nhiệm kỳ 2012-2017. Đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành trang sức 20%/năm, lợi nhuận kinh doanh chính tăng 15%/năm. Để làm được điều này đòi hỏi PNJ phải có sự thay đổi mạnh mẽ nhiều mặt, từ việc xác định lại tầm nhìn, sứ mệnh đến chắt lọc các giá trị cốt lõi làm nền tảng cho sự phát triển bền vững. 

Theo đó, tầm nhìn của PNJ trong giai đoạn mới sẽ là công ty chế tác và bán lẻ trang sức hàng đầu tại châu Á, giữ vị trí số một trong tất cả các phân khúc thị trường ssPNJ nhắm tới ở Việt Nam. PNJ cũng sẽ tiếp tục sứ mệnh của mình là mang lại niềm kiêu hãnh cho khách hàng bằng các sản phẩm trang sức tinh tế với chất lượng vượt trội.

- Điều gì khiến bà tự tin PNJ sẽ đạt được những chỉ tiêu trên?  

- Để đạt được mục tiêu trên, PNJ tiếp tục đầu tư chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng các chương trình đào tạo cụ thể cũng như xây dựng các chính sách động viên để kích thích nguồn nhân lực, đầu tư nhân sự cho công tác sáng tạo và chiến lược sản phẩm, tìm kiếm bổ sung nguồn nhân lực cho đội ngũ thiết kế, có tính đến việc thuê nhân sự thiết kế nước ngoài.

Bên cạnh đó, PNJ sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống bán lẻ trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu ở từng thị trường khu vực, số lượng cửa hàng mở mới trong năm ít nhất là 36 cửa hàng; chuẩn hóa hệ thống quản trị theo chuẩn mực quốc tế bằng các hệ số đo lường cụ thể cho từng lĩnh vực hoạt động và quản lý.

Triển khai mở rộng kinh doanh đồng hồ và dòng hàng phụ kiện, mở rộng thị trường xuất khẩu; tăng độ nhận biết của từng dòng sản phẩm trên thị trường thông qua công tác marketing chuyên nghiệp; tăng năng suất và tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho CBCNV…

- Xin cảm ơn bà.

Các tin khác