Tuy nhiên, đến nay sau hơn 2,5 năm triển khai kế hoạch, TP vẫn đang loay hoay xây dựng hành lang pháp lý cho việc thực hiện.
Dự thảo trình 6 lần chưa thông qua
Đầu tháng 3 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến đã chủ trì cuộc họp báo cáo về quy trình bồi thường, hỗ trợ tái định cư và tạm cư của các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn TP. Sau khi các đơn vị đóng góp ý kiến, ngày 13-3, Văn phòng UBND TPHCM đã có văn bản truyền đạt kết luận của Phó Chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến, giao Sở Xây dựng bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo, báo cáo, trình Thường trực UBND TP.
Đầu tháng 3 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến đã chủ trì cuộc họp báo cáo về quy trình bồi thường, hỗ trợ tái định cư và tạm cư của các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn TP. Sau khi các đơn vị đóng góp ý kiến, ngày 13-3, Văn phòng UBND TPHCM đã có văn bản truyền đạt kết luận của Phó Chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến, giao Sở Xây dựng bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo, báo cáo, trình Thường trực UBND TP.
Đến ngày 29-5, Phó Chủ tịchTrần Vĩnh Tuyến tiếp tục chủ trì cuộc họp với Sở Xây dựng, cùng các sở ngành liên quan và lãnh đạo một số quận huyện để hoàn thiện dự thảo nói trên. Tại cuộc họp này, lãnh đạo Sở Xây dựng đã trình dự thảo (lần 6) để các đơn vị tiếp tục góp ý. Nhưng đến nay dự thảo vẫn chưa được thông qua.
Nhiều ý kiến góp ý dự thảo đều cho rằng, cái khó nhất trong việc cải tạo, xây mới chung cư cũ phải làm sao đảm bảo hài hòa lợi ích các bên Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Cụ thể, khi xây dựng lại chung cư cũ, Nhà nước được chỉnh trang đô thị, người dân có chỗ ở mới và doanh nghiệp tham gia phải có lợi nhuận. Nhưng xây dựng cơ chế để đạt được mục tiêu đó không dễ. Trên thực tế, có những chung cư diện tích vài trăm m2, với mấy chục hộ gia đình, nhưng yêu cầu phải tái định cư tại chỗ, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp và đúng yêu cầu về quy hoạch chung của khu vực, là chuyện quá khó.
Có một nghịch lý, dù sống trong tình cảnh nơm nớp lo sợ nguy hiểm, điều kiện cơ sở vật chất xuống cấp, song người dân tại một số chung cư cũ vẫn kiên quyết bám trụ. Một phần vì gần nơi làm ăn buôn bán, sinh hoạt hàng ngày, phần nữa vì không đủ khả năng tài chính để chuyển đi nơi ở mới, nên họ vẫn chấp nhận sống chung với môi trường dơ bẩn, nhếch nhác, không đủ điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy. |
Trường hợp căn hộ được bố trí tái định cư theo tiêu chuẩn có diện tích nhỏ hơn 25m2, được bố trí căn hộ mới 25m2 theo tiêu chuẩn nhà ở xã hội và người dân không trả thêm khoản tiền nào”. Theo nhiều doanh nghiệp, việc tái định cư tại chỗ theo tiêu chuẩn trên rất khó cho doanh nghiệp. Hay việc đồng thuận cải tạo, xây mới chung cư (thông qua hội nghị nhà chung cư) cũng là vấn đề gian nan.
Tiến độ vẫn quá chậm
Theo quy định hiện hành, để xây mới chung cư cũ, cách thứ nhất phải có 100% chủ sở hữu đồng ý (thông qua hội nghị nhà chung cư). Cách thứ 2 là triển khai giống như dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch, và chủ đầu tư thỏa thuận bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định.
Tiến độ vẫn quá chậm
Theo quy định hiện hành, để xây mới chung cư cũ, cách thứ nhất phải có 100% chủ sở hữu đồng ý (thông qua hội nghị nhà chung cư). Cách thứ 2 là triển khai giống như dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch, và chủ đầu tư thỏa thuận bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định.
Mới đây, Sở Xây dựng TP đã kiến nghị Bộ Xây dựng bổ sung quy định chỉ cần 80% chủ sở hữu đồng ý có thể cải tạo, xây dựng lại chung cư cấp D - cấp hư hỏng nặng. Vì việc các hộ dân đồng ý 100% không khả thi, còn cách thứ hai quá mất thời gian thương lượng với người dân.
Chung cư Thanh Đa xuống cấp trầm trọng cần gấp rút cải tạo, xây mới.
Ảnh: BÌNH MINH
Ảnh: BÌNH MINH
Chính vì chưa có khung pháp lý, nên toàn TP có 15 chung cư cấp D nhưng đến nay mới tháo dỡ, xây mới được 2 chung cư, còn lại 13 chung cư xuống cấp trầm trọng, người dân hàng ngày phải đối mặt với nguy hiểm, không biết đến bao giờ mới được cải tạo, xây mới.
Tại cuộc họp sơ kết 2 năm rưỡi thực hiện chương trình chỉnh trang đô thị (1 trong 7 chương trình lớn của TP trong đó cải tạo chung cư cũ và di dời nhà trên kênh rạch là chủ yếu) ngày 18-5, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh: “Tình hình cải tạo, xây mới nhà chung cư cũ quá cấp bách, TP đề nghị Chính phủ cho phép được chỉ định nhà đầu tư nhưng không được chấp nhận”.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cũng yêu cầu phải có nhà tái định cư, tạm cư trước khi triển khai cải tạo, xây mới chung cư cũ. Kế hoạch đến năm 2020, TPHCM phải giải quyết 50% trong tổng số 474 chung cư cũ. Trước mắt, trong năm 2018 sẽ tháo dỡ, xây dựng lại 7 chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm như chung cư Nakyco, 350 Hoàng Văn Thụ, Thanh Đa (lô IV-VI), 128 Hai Bà Trưng, 11 Võ Văn Tần, Cô Giang, Nguyễn Kim (khu A). Tuy nhiên, đến đầu tháng 9 này vẫn chưa có chung cư nào trong danh sách trên được tháo dỡ hay xây mới.
Một cư dân sống tại chung cư Thanh Đa cho biết, từ năm 2015 tới nay đã diễn ra nhiều cuộc họp giữa cư dân với UBND phường, quận và cả Sở Xây dựng, cũng như doanh nghiệp muốn cải tạo chung cư này. Tuy nhiên, các cuộc họp đều không đem lại kết quả, do giải pháp di dời phía chính quyền và doanh nghiệp đưa ra không phù hợp với mong muốn của người dân. Doanh nghiệp muốn sửa chữa xong chung cư, người dân phải đóng thêm số tiền khá lớn để nhận nhà, ngang với việc phải mua một căn hộ mới.