Đó là các phiên thảo luận về Hệ sinh thái của mô hình kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh - Kinh nghiệm trong nước và quốc tế nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng không (phiên 1); Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Kinh nghiệm và bài học thành công của doanh nghiệp trong nước và quốc tế (phiên 2); Hợp tác Kinh tế tuần hoàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương (phiên 3).
Tại phiên thảo luận số 3, do Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cùng Đại học quốc gia TPHCM chủ trì, các đại biểu thảo luận rất sôi nổi về hợp tác kinh tế tuần hoàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nguyên Phó Thủ tướng Đức Philipp Rösler cùng dự phiên thảo luận này.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức phát biểu tại phiên thảo luận số 3. Ảnh: HOÀNG HÙNG |
Nguyên Phó Thủ tướng Đức Philipp Rösler một lần nữa nhấn mạnh quan điểm chuyển đổi xanh là vấn đề cần có sự hợp tác quốc tế, nhằm tạo ra sự thay đổi. Để tạo được sự thay đổi thì phải có sự tham gia của toàn xã hội.
Nguyên Phó Thủ tướng Đức Philipp Rösler (ngồi giữa) một lần nữa nhấn mạnh quan điểm chuyển đổi xanh là vấn đề cần có sự hợp tác quốc tế, nhằm tạo ra sự thay đổi. Ảnh: HOÀNG HÙNG |
Quang cảnh phiên thảo luận số 3. Ảnh: HOÀNG HÙNG |
Cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tương tác
Phát biểu định hướng thảo luận phiên 2, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường nhấn mạnh: “Chúng ta đang đối diện với những thách thức rất lớn về môi trường trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, Liên hợp quốc, lãnh đạo các quốc gia, và cộng đồng doanh nghiệp trên toàn thế giới đã nỗ lực đưa ra những giải pháp cấp thiết cho những thách thức thời đại.
Việt Nam đã và đang dành nhiều nguồn lực để thực hiện chuyển đổi kép (chuyển đổi số và chuyển đổi xanh) để hướng đến phát thải ròng bằng không (net zero) vào năm 2050, như cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị COP 26 của Liên hợp quốc”.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường phát biểu tại phiên thảo luận số 2. Ảnh: HOÀNG HÙNG |
Cũng trong nỗ lực đó, trong phiên thảo luận này sẽ tập trung vào phân tích các cơ hội, thách thức, giải pháp cho các doanh nghiệp và khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách.
Thay đổi đã khó, chuyển đổi còn khó hơn. Để có tăng trưởng xanh cần phải vượt qua nhiều thách thức từ tư duy, chi phí ban đầu, cân bằng giữa ngắn hạn và dài hạn, đầu tư công nghệ xanh, hoàn thiện và bổ sung các cơ chế chính sách, cho đến kỳ vọng xanh của khách hàng, yêu cầu bền vững của nhà cung cấp.
Vì vậy, để có tăng trưởng xanh cần rất nhiều nỗ lực từ nhiều phía và đây là hành trình gian nan.
Lãnh đạo TPHCM nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi xanh trong bối cảnh toàn cầu và bối cảnh của một siêu đô thị. TPHCM cam kết thúc đẩy sự phát triển xanh, vì đây không chỉ là nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao lợi ích của người dân, doanh nghiệp, khách du lịch trong thời gian hiện tại mà còn cho những thế hệ tương lai.
Các đại biểu tham dự phiên thảo luận số 2. Ảnh: HOÀNG HÙNG |
Trong phiên thảo luận này, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo các doanh nghiệp cùng các quan truyền thông tham gia chia sẻ, lan tỏa những bài học hay, kinh nghiệm quý cùng với các khuyến nghị dựa trên nghiên cứu, kinh nghiệm và thực tiễn triển khai.
Đây cũng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tương tác cùng các diễn giả để chia sẻ, thấu hiểu các khó khăn, thách thức, để biết điểm xuất phát và đặt mục tiêu và để đề xuất các hàm ý chính sách quan trọng. Các diễn giả sẽ tập trung phân tích các cơ hội của tăng trưởng xanh và hiện trạng của doanh nghiệp. Sau đó, tập trung vào các thách thức và giải pháp.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường tin rằng, những ý tưởng mới, triển khai hiệu quả ở các doanh nghiệp, và thúc đẩy cam kết chung hướng tới một tương lai xanh hơn, bền vững hơn.