Nhà đầu tư giảm hoạt động ở Nga?

Trong khi Hoa Kỳ và châu Âu đang triển khai những bước đi nhằm trừng phạt Nga trong vấn đề Crimea, giới quan sát cho rằng một cách tiếp cận tinh tế nhưng hữu hiệu hơn là gây áp lực khiến các nhà đầu tư toàn cầu lớn giảm hoạt động ở Nga.

Trong khi Hoa Kỳ và châu Âu đang triển khai những bước đi nhằm trừng phạt Nga trong vấn đề Crimea, giới quan sát cho rằng một cách tiếp cận tinh tế nhưng hữu hiệu hơn là gây áp lực khiến các nhà đầu tư toàn cầu lớn giảm hoạt động ở Nga.

Kể từ khi các ngân hàng trung ương bơm hàng núi tiền mặt vào nền kinh tế toàn cầu năm 2009, hơn 300 tỷ USD đã được đổ vào Nga trong làn sóng tìm kiếm lợi suất cao ở các thị trường mới nổi. Hầu hết số tiền đó có đích đến là các công ty do nhà nước kiểm soát.

Chẳng hạn, đại gia năng lượng Gazprom, trung tâm chú ý của đợt cấm vận mới nhất, cho biết các quỹ đầu tư hỗ tương lớn nhất của Hoa Kỳ như Pimco và BlackRock nằm trong số những nhà đầu tư hoặc trái chủ lớn nhất của họ. Nhưng thực tế dòng tiền này đang được chuyển hướng, một động thái sẽ bóp nghẹt các quỹ quan trọng.

Các chính phủ phương Tây rất bất đắc dĩ trong việc cản trở dòng chảy vốn tự do; chính quyền Obama đã kêu gọi thận trọng trong việc thúc đẩy các biện pháp có thể làm đảo lộn thị trường. Và các tổ chức quỹ, với thiên hướng tất cả vì lợi nhuận, thường không thích những hạn chế đó.

Tuy nhiên, các quỹ hỗ tương và những định chế khác có thể bị áp lực ngầm. Khi các vấn đề về chủ quyền và quản trị doanh nghiệp được chú ý, các chuyên gia tài chính lưu ý rằng các nhà đầu tư có thể tự mình đánh giá lại hoặc giảm việc đầu tư. “Tôi nghĩ sẽ có một số sức ép lên các nhà đầu tư tổ chức buộc phải nhìn ngó cẩn thận hơn với các khoản đầu tư ở Nga” - theo Eswar S. Prasad, một kinh tế gia của Cornell. 

Trong 4 năm qua, các nhà đầu tư lớn đã đổ 325 tỷ USD vào cổ phiếu và trái phiếu phát hành bởi các công ty của Nga và chính phủ nước này. Trong đó, 235 tỷ USD hướng vào khoản vay của các công ty như Gazprom và các ngân hàng quốc doanh như Sberbank.

Nhu cầu đầu tư vào Nga rất mạnh, đến nỗi Pimco, quỹ trái phiếu lớn nhất thế giới, đã giới thiệu một quỹ trái phiếu trách nhiệm xã hội thị trường mới nổi trong năm 2010. Nga dường như phù hợp với các tiêu chí đầu tư của quỹ này.

Tính đến cuối năm 2013, trái phiếu doanh nghiệp và Chính phủ Nga chiếm tới 31% trong tổng tài sản 293 triệu USD của quỹ này. Nhưng câu hỏi là liệu việc thay đổi tình thế địa chính trị có làm thay đổi các tiêu chí của quỹ này hay không. Gazprom về mặt nào đó giống như cánh tay của Điện Kremlin.

Một chi nhánh Ngân hàng Sberbank, nơi nhận được nhiều đầu tư nước ngoài những năm qua.

Một chi nhánh Ngân hàng Sberbank, nơi nhận được nhiều đầu tư nước ngoài
những năm qua.

Đa số nhà đầu tư vẫn lạc quan về Nga, dù các vấn đề ở các thị trường mới nổi bắt đầu gia tăng mạnh kể từ mùa hè năm ngoái. Các dòng vốn tăng thêm đổ vào Nga trong năm ngoái vẫn không thay đổi với khoảng 86 tỷ USD. Nhưng một số quỹ bắt đầu lên tiếng.

Năm 2011, John-Paul Smith, chiến lược gia về vốn của Deutsche Bank ở London, đã công bố một báo cáo chỉ trích Kremlin quá mạnh tay trong việc sử dụng Gazprom và các ngân hàng quốc doanh như Sberbank cho các mục tiêu chính trị. Theo ông, không có chính phủ nước mới nổi nào can thiệp mạnh vào doanh nghiệp như ở Nga. Giới quan sát cho rằng dòng tiền hiện nay rất nhạy cảm và sẽ tự động chuyển hướng khi nhận thấy những rủi ro.

Việc các nhà đầu tư thoái vốn sẽ là cú đánh mạnh cho các công ty hàng đầu ở Nga. Nhưng hiện nay tỷ trọng của Nga trong chỉ số MSCI thị trường mới nổi là 4,9%, chỉ sau các thị trường lớn hơn như Trung Quốc, Hàn Quốc và Brazil. Điều đó có nghĩa một tỷ lệ tương ứng các nhà đầu tư toàn cầu cổ súy việc đầu tư vào Nga. Trong chỉ số trái phiếu doanh nghiệp thị trường mới nổi của JPMorgan Chase, Nga chiếm lớn nhất với 7,6%.

Các tin khác