Nhập siêu giảm nhưng chưa thể lơ là

Nhập siêu 2 tháng đầu năm 2012 đã giảm so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (0,63 tỷ USD so với 2 tỷ USD), cả về tỷ lệ so với xuất khẩu (4,1% so với 16,3%).

Nhập siêu 2 tháng đầu năm 2012 đã giảm so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (0,63 tỷ USD so với 2 tỷ USD), cả về tỷ lệ so với xuất khẩu (4,1% so với 16,3%).

Xuất, nhập khẩu, xuất/nhập siêu 2 tháng đầu năm 2012 (đơn vị: tỷ USD) Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan

Xuất, nhập khẩu, xuất/nhập siêu 2 tháng đầu năm 2012 (đơn vị: tỷ USD) 
Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan

Trong đó, tháng 1 đã xuất siêu là hiện tượng hiếm thấy trong nhiều năm qua; nhập siêu tháng 2 và tính chung 2 tháng ở mức thấp hơn so với mức bình quân tháng trong năm 2011 (0,8 tỷ USD và 0,63 tỷ USD so với 0,82 tỷ USD).

Kim ngạch nhiều nhóm hàng xuất khẩu tăng mạnh

Xuất khẩu tháng 2-2012 đạt 8,2 tỷ USD, cao hơn nhiều so với tháng 2-2011 (4,93 tỷ USD), cao hơn so với tháng 1-2012 (7,09 tỷ USD), cao hơn mức bình quân tháng của năm 2011 (8,08 tỷ USD) là dấu hiệu thể hiện sự phục hồi dần của xuất khẩu.

So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu 2 tháng năm nay đã tăng tới 24,8%, đạt 15,28 tỷ USD, cao hơn tốc độ tăng theo kế hoạch cả năm (13%); cao hơn tốc độ tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực và của toàn bộ nền kinh tế, chứng tỏ xuất khẩu là động lực của tăng trưởng kinh tế; cao hơn tốc độ tăng của nhập khẩu, góp phần cải thiện cán cân thương mại, cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ, giảm áp lực đối với tỷ giá...

Nhiều nhóm, mặt hàng kim ngạch tăng cao hơn tốc độ tăng chung như phương tiện vận tải và phụ tùng tăng tới 86%; điện tử, máy tính tăng 62%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 56,5%; hạt tiêu, mặc dù lượng xuất khẩu giảm 4,5%, nhưng nhờ giá xuất khẩu tăng trên 30%, nên  tăng trên 36%; dệt may tăng 25,4%.

Một số nhóm, mặt hàng có kim ngạch tuy tăng thấp hơn tốc độ chung, nhưng vẫn đáng khích lệ, như giày dép tăng 21%; chè tăng gần 20%; thủy sản tăng 15,6%; rau quả tăng trên 10%... Riêng than đá, tăng khá cao, lên đến 30% (nhưng chủ yếu do lượng xuất khẩu tăng tới gần 90%, còn giá giảm tới trên 46%).

Bên cạnh đó, có một số nhóm, mặt hàng bị giảm kim ngạch. Gạo xuất khẩu tuy giá tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, nhưng do lượng giảm 46%, nên đã bị giảm 43%.

Đáng lưu ý do lượng sản xuất tăng cao, lượng xuất khẩu giảm do sự cạnh tranh giá gạo cấp thấp của một số nước, nên giá lương thực ở trong nước đã giảm ngay trong tháng trước và sau Tết Nguyên đán (tháng 1 giảm 0,14%, tháng 2 giảm 0,41%), một hiện tượng hiếm thấy trong thời gian cùng kỳ của nhiều năm trước. Chính phủ chỉ đạo mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo để giữ giá cho nông dân.

Kim ngạch xuất khẩu cà phê giảm gần 20%, do lượng giảm và giá giảm. Nhóm hàng sắn và sản phẩm sắn giảm trên 10%. Nhóm cao su, mặc dù lượng xuất khẩu tăng gần 50%, nhưng do giá giảm tới gần 60%, nên  bị giảm 6%.

Nhập khẩu tăng chậm do nhu cầu giảm

Kim ngạch nhập khẩu tháng 1 đạt 6,92 tỷ USD (giảm 14,8%); tháng 2 đạt 9 tỷ USD, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm trước và 30% so với tháng 1. Tính chung 2 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tăng 11,8%, thấp xa so với tốc độ tăng của xuất khẩu.

Tốc độ tăng của nhập khẩu thấp hơn tốc độ tăng của xuất khẩu do nhiều nguyên nhân. Trước hết do đầu tư ở trong nước co lại, thể hiện ở vốn đầu tư khu vực Nhà nước giảm so với cùng kỳ năm trước và đạt thấp so với kế hoạch cả năm.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì chỉ bằng một nửa tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước. Chưa kể, hàng Việt Nam đã được người tiêu dùng ưa chuộng hơn, chiếm tỷ trọng lớn hơn trong khối lượng của nhiều loại hàng hoá, đi kèm với đó là các biện pháp kiềm chế những mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu từ cung ứng ngoại tệ, cung ứng tín dụng, thuế quan, các biện pháp kỹ thuật khác.

Mặc dù nhập siêu giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng chưa thể chủ quan, lơ là, bởi việc kiềm chế chưa thật vững chắc. Mức nhập siêu của tháng 2 bằng với mức nhập siêu bình quân tháng trong năm 2011.

Xuất khẩu vẫn gặp khó khăn về nhiều mặt về: nguồn hàng, giá cả, thị trường. Về nhập khẩu, khó khăn nhất là giá cả, đặc biệt là giá xăng dầu, khả năng có thể tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Các tin khác