Nhức nhối nạn tham nhũng, lợi ích nhóm

(ĐTTCO) - Ngày 5-11, Quốc hội tiếp tục dành trọn buổi sáng để thảo luận về công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019.
Ngày 5-11, Quốc hội tiếp tục dành trọn buổi sáng để thảo luận về công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019.
Ngày 5-11, Quốc hội tiếp tục dành trọn buổi sáng để thảo luận về công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019.
Lo tội phạm người nước ngoài tràn vào Việt Nam
Nhiều đại biểu (ĐB) bày tỏ lo lắng tình hình tội phạm là người nước ngoài. Thượng tướng Nguyễn Văn Được (Hà Nội), Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam bức xúc: “Quản lý hộ tịch, hộ khẩu chưa chặt chẽ, để người nước ngoài tự do đánh bạc, tự do sản xuất ma túy, tự do tuyên truyền, xuyên tạc không đúng sự thật, xem thường pháp luật của Việt Nam, nhất là đối với người Trung Quốc chúng ta cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa”, Thượng tướng Nguyễn Văn Được phát biểu.
Cùng chung quan điểm, theo ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM), bên cạnh các loại tội phạm truyền thống ngày càng trắng trợn, công khai, bất chấp hậu quả như ma túy, buôn người, xâm hại tài sản, danh dự… thì các loại tội phạm mới ngày càng tinh vi trong việc “luồn lách” luật pháp, đe dọa an ninh quốc gia, an toàn cho công dân. Ví dụ như người Việt Nam đứng tên mua nhà đất cho người nước ngoài ở những địa bàn “nhạy cảm”; các doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phần hay đầu tư, cho vay vốn vào các ngành, các lĩnh vực trọng yếu.
“Do hội nhập nên khó ngăn chặn việc chuyển nhượng vốn ở bên ngoài, khó xác định chủ sở hữu thực của các nguồn vốn, từ đó có nguy cơ các thế lực thù địch nước ngoài có thể kiểm soát các ngành, các lĩnh vực, các địa bàn ở Việt Nam một cách hợp pháp”, ĐB Trương Trọng Nghĩa lo ngại và chỉ ra việc người nước ngoài dễ dàng sở hữu nhà và đất ở, miễn thị thực diện rộng phát sinh nguy cơ tiềm ẩn về an ninh, quốc phòng và tội phạm quốc tế.
ĐB Vũ Trọng Kim (Hải Dương) cũng lo lắng trước tình hình tội phạm có tổ chức, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao thâm nhập vào nước ta. ĐB Vũ Trọng Kim đề nghị Chính phủ chú trọng hơn công tác xuất nhập cảnh, quản lý chặt chẽ từng địa bàn, dân cư. ĐB Vũ Trọng Kim cũng bày tỏ ý kiến không đồng tình với việc bỏ thị thực của người nước ngoài nhập cảnh vào các khu kinh tế ven biển mà dự thảo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đang trình ra Quốc hội. 
Bởi lẽ, quy định này sẽ không tránh khỏi những kẻ tiền án, tiền sự, tệ nạn xã hội hoặc thành phần khủng bố trà trộn vào đất nước chúng ta. Khu kinh tế ven biển trải dài từ Bắc tới Nam, làm như vậy khác gì mở toang cánh cửa cho kẻ cướp vào nhà sống chung, họ thỏa sức làm loạn và cướp lấy chủ quyền”, ĐB Vũ Trọng Kim thẳng thắn.
Tình hình tham nhũng vẫn phức tạp
Về vấn đề chống tham nhũng, Thượng tướng Nguyễn Văn Được cho rằng vẫn chưa triệt để, vẫn còn vùng cấm, “giơ cao đánh khẽ”. “Nhà nước, cơ quan pháp luật cần phải xử lý nghiêm minh, kiên quyết thu hồi tài sản tham nhũng cho nhà nước. Xử lý thì phải công khai, rõ họ tham nhũng những gì, có bao nhiêu tiền để dân chúng biết” ĐB Nguyễn Văn Được nói và lo có những vụ án chỉ xử lý nội bộ và tiền của “có thể họ ăn cả đời không hết”.
 ĐB Nguyễn Văn Được cũng nêu những bất bình của người dân về nạn tham nhũng vặt và nhũng nhiễu. “Người dân làm nhà, sửa nhà, làm kinh doanh, dịch vụ buôn bán, được cơ quan chức năng cho phép, nhưng nhiều lực lượng chức năng khác nhiều lần “hỏi thăm sức khỏe”, nêu điều kiện nếu không sẽ thế này, sẽ thế khác. Đây là một vấn đề nhức nhối cần được giải quyết để lấy lại lòng tin và tín nhiệm với dân”, Thượng tướng Nguyễn Văn Được phát biểu.
ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình) cũng cho rằng, tham nhũng vặt là phần nổi của tảng băng tham nhũng và thực tế tệ nạn tham nhũng còn rất nghiêm trọng. “Điều gì đằng sau những tòa nhà sai phép, không phép, hàng trăm căn hộ sai thiết kế vượt tầng, nếu không phải là tham nhũng rồi làm ngơ trong công tác quản lý? Gian lận trong thi cử, gây bức xúc trong dư luận thời gian vừa qua cũng là hậu quả của nạn tham nhũng”, ĐB Nguyễn Tiến Sinh nói và nhấn mạnh đến nạn tham nhũng trong công tác tổ chức cán bộ. Lĩnh vực lâu nay được coi là điểm nóng của tệ tham nhũng, song vẫn nhiều người coi là vùng cấm bởi vì chưa có các quy định của pháp luật điều chỉnh một cách đồng bộ và đầy đủ. “Chợ đen của việc mua quan, bán chức nhưng không dễ trả lời được ai mua và ai bán, chỉ biết dư luận râm ran chợ đen này thường nhộn nhịp lên trong các dịp bầu cử và đại hội”, ĐB Nguyễn Tiến Sinh nêu.
Trong khi đó, ĐB Nguyễn Bá Sơn (TP Đà Nẵng) đề cập đến những sai phạm tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý tài sản công. Thực tế này đang diễn ra hầu khắp các địa phương, ở nhiều cấp, kéo dài trong nhiều năm, thiệt hại ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều cán bộ đã bị xử lý ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó có cả những cán bộ ở cấp cao. Những người một thời là những nhân tố ưu tú trong bộ máy, tổn thất này còn nghiêm trọng và to lớn hơn gấp nhiều lần.
Cũng theo ĐB Sơn, thực tế, nhiều công trình, dự án có quy mô ban đầu chỉ vài trăm nhân khẩu, sau những lần điều chỉnh theo kiểu đúng quy trình thì quy mô đã lên đến 6.000-7.000 nhân khẩu. Đằng sau câu chuyện điều chỉnh đúng quy trình đó là bóng dáng của nhóm lợi ích. “Chính quyền thì luôn khẳng định rằng sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật. Nhà nước thì mất cán bộ, chủ đầu tư thì vô can. Các thực thể vi phạm vẫn tồn tại lồ lộ, sừng sững, đầy thách thức, khiến người dân có cảm giác xử lý nghiêm và triệt để đối với loại vi phạm kiểu này là điều không thể. Công trình 8B Lê Trực là một ví dụ điển hình và tôi ngờ rằng tiếp theo sẽ là dự án khu đô thị HH Linh Đàm”, ĐB Nguyễn Bá Sơn thẳng thắn.
Việt Nam vẫn là điểm đến an ninh, an toàn
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định, công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật tiếp tục có chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn. Việt Nam vẫn là điểm đến an ninh, an toàn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động như hiện nay. “Đây là vấn đề cần được khẳng định rõ để cử tri và nhân dân cả nước yên tâm, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt là vào năm 2020, nước ta có nhiều sự kiện quan trọng như: tổ chức đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, kỷ niệm 75 năm ngày Quốc khánh, đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN luân phiên”, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh.
Về vấn đề tội phạm ma túy, Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng Bộ Công an luôn xác định ma túy là tội phạm của các loại tội phạm nên đã tập trung chỉ đạo rất quyết liệt đấu tranh với loại tội phạm này. Nhiều ý kiến lo lắng về việc tội phạm ma túy xuyên quốc gia lợi dụng Việt Nam là địa bàn trung chuyển ma túy đi nước thứ 3, tuy nhiên, qua các vụ án lớn vừa qua cho thấy các đường dây ma túy đều mới hoạt động và đã bị chúng ta phát hiện, bắt giữ. “Phần lớn là mới vận chuyển chuyến đầu tiên hoặc mới bắt đầu sản xuất ma túy. Điều đó cho thấy, thế trận nghiệp vụ của chúng ta trong phòng, chống tội phạm ma túy mang lại hiệu quả.
 Tuyệt đại đa số công nhân lao động mong giảm giờ làm chính thức 
từ 48 giờ xuống 44 giờ/ tuần

Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội ngày 5-11, ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) - Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, công nhân lao động mong muốn Quốc hội, Chính phủ tiếp tục quan tâm, chăm lo đến họ bằng những chính sách và quy định pháp luật cụ thể. “Tuyệt đại đa số công nhân lao động đang trông đợi giảm giờ làm chính thức từ 48 giờ xuống 44 giờ/ tuần theo đúng tinh thần khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc như bài học ông cha ta đã thực hành trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước”, ông Ngọ Duy Hiểu nêu. Trước đó, vấn đề giảm giờ làm chính thức đã được các ĐB, trong đó có Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đề xuất.

Đề nghị có tiết đọc sách
trong chương trình phổ thông
Chiều 5-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thư viện; việc phân bổ 4.069 tỷ đồng trong tổng số 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Đáng chú ý, với Luật Thư viện, ĐB Lâm Đình Thắng (TPHCM) kỳ vọng luật sẽ tác động mạnh mẽ đến thói quen đọc sách của học sinh, văn hóa đọc của người Việt Nam, từ đó nâng cao dân trí, phát triển nhân cách cho thanh thiếu nhi Việt Nam. ĐB đề nghị luật bổ sung quy định đưa tiết đọc sách vào khung chương trình chính thức ở cấp học phổ thông, bởi nhu cầu hứng thú đọc, kỹ năng đọc, thói quen đọc và là nền tảng để học sinh trở thành người đọc độc lập.

Các tin khác