Những rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu

(ĐTTCO) - Nếu ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ có thể dẫn đến sự bất ổn chính sách gia tăng. Đó là lạm phát sẽ dai dẳng trên toàn cầu, và sự phục hồi kinh tế không đồng đều của Trung Quốc.

Cảng hàng hóa Khâm Châu, Khu tự trị Choang Quảng Tây của Trung Quốc.
Cảng hàng hóa Khâm Châu, Khu tự trị Choang Quảng Tây của Trung Quốc.

Nếu ông Trump tái đắc cử…

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới, đang là tâm điểm chú ý sau những diễn biến chính trị gần đây ở Mỹ. Số phiếu thăm dò ý kiến dành cho cựu Tổng thống Donald Trump rất cao sau Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa, tức vài ngày sau khi ông sống sót sau một vụ ám sát.

Theo giới phân tích, có nhiều nguy cơ bất ổn chính sách gia tăng, nếu ông Trump giành chiến thắng ở nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ thứ hai. Theo đó, nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt bất ổn trong thời gian còn lại của năm 2024 và 2025, và như vậy lạm phát của nước Mỹ sẽ dai dẳng hơn.

Đặc biệt là sự phục hồi kinh tế không đồng đều của Trung Quốc, vì nước này có mối liên hệ chặt chẽ với Mỹ. Chẳng hạn những thay đổi do ông Trump đề xuất về chính sách thuế, chính sách thương mại, cũng như chính sách nhập cư có tính chất mở rộng, bởi theo ông đây là những vấn đề có tiềm năng thúc đẩy nền kinh tế Mỹ.

heng-koon-how-uob20240723202327.jpg

Ở khía cạnh chính sách thuế, các khoản cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp, nếu tái đắc cử ông Trump có thể sẽ gia hạn, một động thái gây lạm phát, vì nó ủng hộ việc chi tiêu nhiều hơn và gia tăng nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Với việc nhập cư đang là điểm mấu chốt đối với cử tri Mỹ, ông Trump đã đề xuất nhiều biện pháp khác nhau để hạn chế nhập cư vào Mỹ, và còn đi xa hơn khi đề xuất hồi hương những người nhập cư trái phép. Điều này có thể dẫn đến lực lượng lao động được kiểm soát chặt chẽ hơn, và cũng có thể dẫn đến lạm phát.

Dấu ấn quan trọng trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump là cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Nếu giành lại quyền lực, ông ấy đã nói rất rõ ràng rằng, sẽ tăng thuế thương mại đối với Trung Quốc lên tới 60%.

Trên thực tế, không chỉ có Trung Quốc, mà tất cả các đối tác thương mại của Mỹ đều gặp rủi ro, vì ông Trump đã đưa ra mức thuế thương mại phổ quát 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ.

Ông Trump cũng đề nghị thay thế thuế thu nhập bằng thuế quan thương mại, nghĩa là chính phủ Mỹ sẽ dựa vào việc đánh thuế nhập khẩu như một nguồn thu chính, thay vì đánh thuế thu nhập của người Mỹ. Điều này cho thấy tác động đến lạm phát là rất lớn, vì nó sẽ làm tăng đáng kể chi phí của hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu vào Mỹ.

Một nhóm các nhà kinh tế đoạt giải Nobel do cựu Chuyên gia kinh tế trưởng của WB Joseph Stiglitz đứng đầu, đã cảnh báo chính xác về nguy cơ lạm phát này từ các chính sách do ông Trump đề xuất.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers thậm chí còn đi xa hơn, khi cho rằng đề xuất thay thế thuế thu nhập bằng thuế quan của ông Trump là một ý tưởng rất tồi, đồng thời cảnh báo các chính sách của ông có nguy cơ gây ra lạm phát, làm chậm tăng trưởng, có khả năng gây ra tình trạng lạm phát đình trệ.

Fed sẽ phải cắt giảm lãi suất

Lạm phát dai dẳng vẫn là mối lo ngại không chỉ ở Mỹ mà còn ở các quốc gia khác. Đầu tiên giá dầu thô đã tăng trở lại trên 85USD/thùng khi rủi ro địa chính trị ở Trung Đông tiếp tục diễn ra, trong khi giá vận chuyển lại tăng do các tuyến đường vận chuyển qua Kênh đào Suez vẫn bị gián đoạn.

Giá đồng và các kim loại công nghiệp khác đã tăng trở lại lên mức cao nhất của năm 2021. Giá hàng hóa tiếp tục tăng, có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát toàn cầu đang diễn ra. Ở Mỹ và Australia, chi phí thuê nhà và nhà ở cao hơn cũng góp phần gây ra lạm phát dai dẳng.

Nhìn gần hơn về khu vực, ở các quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Indonesia và cả Việt Nam, các ngân hàng trung ương ở những quốc gia này dự kiến sẽ chờ đợi thêm các động thái mới từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), và sẽ không cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Tuy nhiên, bất chấp những rủi ro tiềm ẩn vẫn có những tia hy vọng phía trước. Đó là các biện pháp kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc sẽ ổn định nền kinh tế, và giúp họ đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay. Đối với Mỹ, thị trường việc làm dịu lại gần đây và lạm phát đang giảm dần, có thể sẽ mang lại cho Fed đủ tự tin để bắt đầu cắt giảm lãi suất dần vào cuối năm 2024 đến năm 2025, hỗ trợ đà tăng trưởng của đất nước.

Chuỗi cung ứng và dòng chảy thương mại toàn cầu đã chứng tỏ khả năng phục hồi, bất chấp các biện pháp thuế quan từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Những điều này đã giúp Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tự tin dự đoán, quỹ đạo tăng trưởng “gần như không thay đổi” cho nền kinh tế toàn cầu, và giữ nguyên dự báo cơ bản về tăng trưởng kinh tế thế giới 3,2% trong năm nay và 3,3% cho năm sau.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần nhận thức được những rủi ro chính sách tiềm ẩn trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, đó là tình trạng lạm phát toàn cầu tiếp tục gia tăng và sự phục hồi không đồng đều của nền kinh tế Trung Quốc. Khi đó, vàng sẽ là nơi trú ẩn an toàn trong thời điểm rủi ro địa chính trị và sự bất ổn chính sách gia tăng.

Điều quan trọng hơn bao giờ hết là duy trì kỷ luật mạnh mẽ trong quản lý rủi ro, sự thận trọng trong các quyết định đầu tư và đa dạng hóa danh mục rủi ro một cách phù hợp.

Lạm phát dai dẳng vẫn là mối lo ngại không chỉ ở Mỹ mà còn ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, vẫn có thể tự tin các biện pháp kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc sẽ ổn định nền kinh tế, giúp họ đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay. Từ đó Fed đủ tự tin để bắt đầu cắt giảm lãi suất dần vào cuối năm 2024 đến năm 2025, hỗ trợ đà tăng trưởng của nước Mỹ.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

QR cho phép cả người mua và người bán đơn giản hóa đáng kể quy trình thanh toán mà không cần thẻ. Ảnh: RIA NOVOSTI

Nga đưa đồng ruble kỹ thuật số vào lưu thông

(ĐTTCO) - Ngày 15-7, Duma Quốc gia Nga, tức Hạ viện, đã thông qua dự luật về việc đưa đồng ruble kỹ thuật số vào lưu thông, cũng như mã thanh toán QR phổ quát để thanh toán hàng hóa và dịch vụ.

Cà chua từ Mexico được trưng bày trên kệ hàng tạp hóa ở San Anselmo, California, ngày 14-7.

Mỹ áp thuế 17% với cà chua Mexico

(ĐTTCO) - Chính quyền Trump hôm 14-7 đã công bố mức thuế khoảng 17% đối với cà chua tươi từ Mexico, chiếm 1/3 lượng cà chua tiêu thụ tại Hoa Kỳ, và chấm dứt thỏa thuận xuất khẩu giữa hai nước.

Ông Trump đe dọa áp thuế 100% lên hàng hóa Nga

Ông Trump đe dọa áp thuế 100% lên hàng hóa Nga

(ĐTTCO) - Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Hai 14-7 đã công bố vũ khí mới cho Ukraine và đe dọa sẽ trừng phạt những người mua hàng xuất khẩu của Nga trừ khi Nga đồng ý một thỏa thuận hòa bình.

Vì sao Bitcoin vọt trên 123.000 USD?

Vì sao Bitcoin vọt trên 123.000 USD?

(ĐTTCO) - Bitcoin đã vượt qua mốc 123.000 USD lần đầu tiên, đánh dấu một cột mốc quan trọng khi các nhà đầu tư đặt cược vào những chiến thắng chính sách mà ngành công nghiệp này mong đợi từ lâu trong tuần này.

Chạy nước rút trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Chạy nước rút trong đàm phán thuế quan với Mỹ

(ĐTTCO) - Dự kiến, trong ngày 14-7, các Bộ trưởng Thương mại EU nhóm họp bất thường tại Brussels (Bỉ) để quyết định có nên áp thuế 25,5 tỷ USD hàng nhập khẩu nhằm phản ứng việc Mỹ áp thuế riêng đối với thép và nhôm.

Phố Wall dự báo giá vàng tuần này như thế nào?

Phố Wall dự báo giá vàng tuần này như thế nào?

(ĐTTCO) - Cuộc khảo sát về giá vàng hằng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy các chuyên gia Phố Wall chia đều giữa hai quan điểm lạc quan và trung lập về triển vọng ngắn hạn của vàng.

Bitcoin lập đỉnh mới, nhà đầu tư nhỏ lẻ do dự

Bitcoin lập đỉnh mới, nhà đầu tư nhỏ lẻ do dự

(ĐTTCO) - Bitcoin liên tiếp thiết lập các mức đỉnh kỷ lục trong tuần này, tuy nhiên theo một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tiền số, nhà đầu tư nhỏ lẻ dường như vẫn còn do dự quay trở lại thị trường.

Tại sao giá Pi Network lại tăng?

Tại sao giá Pi Network lại tăng?

(ĐTTCO) - Sau nhiều tuần biến động chậm chạp, Pi Coin cuối cùng đã cho thấy sức mạnh, tăng vọt 11% chỉ trong 24 giờ và vượt mốc 0,52 USD.

Chứng khoán Mỹ nhuộm đỏ; Dầu tăng 2%

Chứng khoán Mỹ nhuộm đỏ; Dầu tăng 2%

(ĐTTCO) - Phố Wall giảm điểm vào thứ Sáu (11-7), sau khi S&P 500 đạt mức cao kỷ lục mới và Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế 35% đối với Canada, đồng thời đe doạ sẽ áp thuế quan cao hơn trên diện rộng. Giá dầu tăng khi nhà đầu tư cân nhắc trước những chỉ báo thị trường dầu thô thắt chặt.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu, ở giữa, gặp gỡ gia đình các con tin bị giam giữ ở Gaza, tại Washington, DC. Ảnh: GPO

Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn

(ĐTTCO) - Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết, Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất, nhưng chỉ khi vùng lãnh thổ này được phi quân sự hóa hoàn toàn.