Và nếu những đề xuất dự án sân golf này thông qua, được bổ sung vào quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020, hàng trăm hecta đất tại các địa phương sẽ được chuyển đổi thành sân golf.
Đề xuất bổ sung vào quy hoạch
Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt hồi năm 2009, dự kiến cả nước đến năm 2020 có 89 sân golf. Nhưng theo rà soát của Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) ngay tại thời điểm 2009 cả nước đã có 144 dự án có mục tiêu kinh doanh sân golf được cấp phép, hoặc cấp chủ trương cho phép nghiên cứu thực hiện. Thực trạng này được Bộ KH-ĐT lý giải do chủ trương thực hiện phân cấp đầu tư. Vậy mà đến nay chính bộ này thẩm định nhiều địa phương vẫn đề xuất bổ sung dự án đầu tư kinh doanh sân golf vào Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020.
Mới đây, sau khi tiếp nhận đề xuất của các địa phương, Bộ KH-ĐT đang lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan về việc bổ sung hàng loạt dự án sân golf vào quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020. Trong đó đáng lưu ý tỉnh Thừa Thiên - Huế, dù đã có 3 sân golf nằm trong quy hoạch nhưng vẫn tiếp tục đề xuất bổ sung thêm dự án mới.

Cụ thể, tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô có 2 dự án là sân golf Laguna 18 lỗ đã đi vào hoạt động, sân golf Lăng Cô 27 lỗ tại thôn Phú Hải 2, xã Lộc Vĩnh do CTCP Đầu tư phát triển Phong Phú Lăng Cô đầu tư đang thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB). Dự án thứ 3 đã đi vào hoạt động là khu quần thể sân golf 18 lỗ và các dịch vụ đi kèm tại xã Bằng Thủy, thị xã Hương Thủy. Còn dự án sân golf đang được tỉnh này đề xuất bổ sung vào quy hoạch là sân golf quốc tế Phú Vang và khu phụ trợ do Tập đoàn BRG đầu tư quy mô 140ha. Dự án sân golf đang được UBND tỉnh Quảng Ninh đề xuất bổ sung vào quy hoạch là Vân Đồn Golf Club do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư có diện tích khoảng 68ha, xây dựng sân golf 18 lỗ và các hạng mục hạ tầng phụ trợ. Để thực hiện dự án này Sun Group dự kiến đầu tư khoảng 790 tỷ đồng. Đặc biệt, tỉnh Quảng Bình đã đề xuất việc đầu tư tổ hợp 10 sân golf và 500 phòng khách sạn tại quần thể sân golf Quảng Bình Golf Links. Nguồn vốn đầu tư của dự án dự kiến lên tới 3.000 tỷ đồng và diện tích đất dành cho tổ hợp sân golf này dự kiến 1.000ha.Lợi nhuận sân golf nằm ở đâu?
Golf được mệnh danh là môn thể thao quý tộc dành cho nhà giàu và không phải ai cũng đủ điều kiện để chơi golf. Vậy vì sao nhiều ông lớn trong ngành BĐS vẫn đầu tư hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng để làm dự án sân golf? Một chuyên gia BĐS cho rằng sân golf thu hút được sự tham gia của nhiều nhà đầu tư thực ra không đơn thuần vì lợi nhuận, mà vì những lợi ích phía sau nó như quỹ đất lớn có thể chuyển đổi thành các dự án để đắp đổi cho chi phí đầu tư. Hơn nữa, đầu tư sân golf giúp hoàn thiện chuỗi nghỉ dưỡng từ khách sạn, biệt thự đến giải trí. Việc sở hữu 1 sân golf đồng nghĩa với danh tiếng và đẳng cấp của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Chính người đại diện cho Tập đoàn BRG cũng từng thừa nhận, dự án đầu tư sân golf 100 triệu USD của tập đoàn này khó kiếm được lợi nhuận từ chính nó. Vấn đề là những dự án sân golf sẽ tạo sức hút, thúc đẩy thêm lượng khách cho các khách sạn và căn hộ xung quanh sân golf. Thí dụ, tại dự án sân golf quốc tế Phú Vang, BRG sẽ bỏ ra khoảng 3.636 tỷ đồng để đầu tư sân golf 36 lỗ chuẩn quốc tế trên diện tích đất 126ha. Phần diện tích 14ha còn lại của dự án, BRG sẽ xây dựng các khu vực phụ trợ, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây cũng là xu hướng của nhiều nhà đầu tư sân golf khác. Như CTCP Đầu tư xây dựng Trung Nam đã đề xuất xây dựng sân golf Ao Châu 18 lỗ tại huyện miền núi Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Đây là doanh nghiệp đã từng thành công với nhiều dự án BĐS lớn tại các đô thị như khu đô thị sinh thái Golden Hills (Đà Nẵng) vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng, dự án đô thị Golf Valley (Đà Lạt) vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng. Khi đầu tư dự án sân golf Ao Châu, Trung Nam cũng dự kiến dành khoảng 8ha trong tổng diện tích dự án khoảng 102,8ha để phát triển khu du lịch tâm linh. Một lý do nữa khiến các dự án sân golf trở nên hấp dẫn với giới đầu tư là chi phí đền bù GPMB và tiền sử dụng đất dự án khá rẻ. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư sân golf cũng được hưởng nhiều ưu đãi đầu tư. Để xây dựng sân golf Phượng Hoàng 54 lỗ trên diện tích khoảng 300ha tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, Tập đoàn Charm Vit (Hàn Quốc) được miễn tiền thuê đất 11 năm, chỉ phải trả chi phí thuê đất trong 39 năm.
Golf được mệnh danh là môn thể thao quý tộc dành cho nhà giàu và không phải ai cũng đủ điều kiện để chơi golf. Vậy vì sao nhiều ông lớn trong ngành BĐS vẫn đầu tư hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng để làm dự án sân golf? Một chuyên gia BĐS cho rằng sân golf thu hút được sự tham gia của nhiều nhà đầu tư thực ra không đơn thuần vì lợi nhuận, mà vì những lợi ích phía sau nó như quỹ đất lớn có thể chuyển đổi thành các dự án để đắp đổi cho chi phí đầu tư. Hơn nữa, đầu tư sân golf giúp hoàn thiện chuỗi nghỉ dưỡng từ khách sạn, biệt thự đến giải trí. Việc sở hữu 1 sân golf đồng nghĩa với danh tiếng và đẳng cấp của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Chính người đại diện cho Tập đoàn BRG cũng từng thừa nhận, dự án đầu tư sân golf 100 triệu USD của tập đoàn này khó kiếm được lợi nhuận từ chính nó. Vấn đề là những dự án sân golf sẽ tạo sức hút, thúc đẩy thêm lượng khách cho các khách sạn và căn hộ xung quanh sân golf. Thí dụ, tại dự án sân golf quốc tế Phú Vang, BRG sẽ bỏ ra khoảng 3.636 tỷ đồng để đầu tư sân golf 36 lỗ chuẩn quốc tế trên diện tích đất 126ha. Phần diện tích 14ha còn lại của dự án, BRG sẽ xây dựng các khu vực phụ trợ, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây cũng là xu hướng của nhiều nhà đầu tư sân golf khác. Như CTCP Đầu tư xây dựng Trung Nam đã đề xuất xây dựng sân golf Ao Châu 18 lỗ tại huyện miền núi Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Đây là doanh nghiệp đã từng thành công với nhiều dự án BĐS lớn tại các đô thị như khu đô thị sinh thái Golden Hills (Đà Nẵng) vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng, dự án đô thị Golf Valley (Đà Lạt) vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng. Khi đầu tư dự án sân golf Ao Châu, Trung Nam cũng dự kiến dành khoảng 8ha trong tổng diện tích dự án khoảng 102,8ha để phát triển khu du lịch tâm linh. Một lý do nữa khiến các dự án sân golf trở nên hấp dẫn với giới đầu tư là chi phí đền bù GPMB và tiền sử dụng đất dự án khá rẻ. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư sân golf cũng được hưởng nhiều ưu đãi đầu tư. Để xây dựng sân golf Phượng Hoàng 54 lỗ trên diện tích khoảng 300ha tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, Tập đoàn Charm Vit (Hàn Quốc) được miễn tiền thuê đất 11 năm, chỉ phải trả chi phí thuê đất trong 39 năm.
Chi phí GPMB dự án chỉ khoảng 138,6 tỷ đồng, tiền sử dụng đất trọn đời dự án khoảng 23,3 tỷ đồng. Điều này cho thấy chi phí nhà đầu tư bỏ ra để có được 300ha đất quá rẻ. Trong khi ngoài dịch vụ kinh doanh sân golf, các nhà đầu tư phát triển các dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng phục vụ chơi golf như một dự án BĐS nghỉ dưỡng để thu lợi nhuận.