OCB: Sẵn sàng vào "sân chơi" hội nhập

 

Tham dự Hội nghị thường niên ADB lần thứ 44 tổ chức tại Hà Nội, ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Phương Đông (OCB), nói: “Thông điệp lớn nhất các ngân hàng (NH) nói chung và OCB nói riêng muốn gửi tới các đối tác cũng như các nhà đầu tư, nhà quản lý tài chính trên thế giới, chúng tôi đang mở rộng cửa và sẵn sàng cho việc hợp tác song phương, đa phương vì sự phát triển của các bên cũng như vì sự phát triển chung của nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương”.

PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển biến rõ rệt, đặc biệt sau khi gia nhập WTO, vậy thị phần của các NHTMCP nội địa đang đứng trước thách thức gì?

Ông TRỊNH VĂN TUẤN: - Những khó khăn cho các NHTMCP Việt Nam sau khi gia nhập WTO, đặc biệt từ năm 2011 đã rất rõ ràng. 2011 là năm các NH nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm quốc tế, được quyền bình đẳng trên mọi lĩnh vực với NH trong nước. Như vậy NH nội địa đang mất dần lợi thế “sân nhà” trong việc phát triển kinh doanh. 

Những khó khăn cho các NHTMCP Việt Nam sau khi gia nhập WTO, đặc biệt từ năm 2011 đã rất rõ ràng. 2011 là năm các NH nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm quốc tế, được quyền bình đẳng trên mọi lĩnh vực với NH trong nước. Như vậy NH nội địa đang mất dần lợi thế “sân nhà” trong việc phát triển kinh doanh. 

Những khó khăn cho các NHTMCP Việt Nam sau khi gia nhập WTO, đặc biệt từ năm 2011 đã rất rõ ràng. 2011 là năm các NH nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm quốc tế, được quyền bình đẳng trên mọi lĩnh vực với NH trong nước. Như vậy NH nội địa đang mất dần lợi thế “sân nhà” trong việc phát triển kinh doanh.

“Sân chơi” tài chính tại Việt Nam ngày càng trở nên đông đúc với hơn 100 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. Rõ ràng việc giữ thị phần và phát triển kinh doanh trong môi trường cạnh tranh gay gắt ngày càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, các NH nước ngoài cũng cần một khoảng thời gian nhất định để mở rộng mạng lưới kinh doanh, thấu hiểu tâm lý tiêu dùng địa phương mới mong chiếm lĩnh niềm tin khách hàng.

Do vậy, muốn tồn tại trong sân chơi lớn, giai đoạn này các NHTMCP Việt Nam phải tăng tốc và nỗ lực hết mình để củng cố mọi nguồn lực, chuẩn bị cho một giai đoạn cạnh tranh mới. Đây còn là động lực cho các NHTMCP Việt Nam thay đổi, hoàn thiện mình và học hỏi những điểm hay của NH nước ngoài ngay tại “sân nhà”.

- Theo ông, NH Việt Nam muốn phát triển bền vững cần những chiến lược gì để tạo các sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường?

OCB ký kết liên minh chiến lược với BNPP.

OCB ký kết liên minh chiến lược với BNPP.

- Tôi nghĩ rằng đây là một điều trăn trở chung cho tất cả doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập chứ không chỉ riêng ngành NH. Doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế về kinh nghiệm, thương trường quốc tế còn non trẻ, do vậy tìm lợi thế cạnh tranh trên thị trường hội nhập toàn cầu là cả một thách thức.

Riêng với ngành NH, chúng ta cần lưu ý 5 điều sau khi xây dựng chiến lược kinh doanh để tự tin đứng vững và phát triển: Thứ nhất, thay đổi tư duy quản trị NH hiện đại, đặc biệt quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế là vấn đề then chốt để thành công. Thứ hai, hiện đại hóa công nghệ NH là vấn đề bắt buộc. Thứ ba, xây dựng những sản phẩm, dịch vụ hiện đại nhưng phải phù hợp với nhu cầu, tâm lý và tập quán sinh hoạt của người Á Đông.

Thứ tư, song song với việc phát triển kinh doanh cần chú ý đến việc xây dựng thương hiệu, trước hết ngay tại “sân nhà”, đặc biệt thời gian này khi các NH Việt Nam vẫn còn chiếm ưu thế trong tâm trí của khách hàng và NH nước ngoài chưa kịp mở rộng phạm vi hoạt động. Thứ năm, tham gia vào các hiệp hội, tăng cường hợp tác lẫn nhau để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành NH nói riêng có sức mạnh tổng lực cùng phát triển.

- Là một trong những NHTMCP đầu tiên có thế mạnh mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước, OCB khai thác lợi thế này như thế nào?

-  OCB là một trong những NH định hướng bán lẻ đầu tiên ở Việt Nam và cũng là một trong số ít NH nội địa uy tín được các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới tham gia với vai trò đối tác chiến lược (NH PNP Paribas - Top 10 NH hàng đầu thế giới). Năm nay là mốc khởi đầu cho chiến lược phát triển giai đoạn 10 năm (2011-2020) và cũng là năm bản lề để OCB hoàn thiện mọi nguồn lực, sẵn sàng cho một “sân chơi” hội nhập.

Tại OCB, chúng tôi có chiến lược rõ ràng với những mục tiêu cụ thể, có cơ cấu tổ chức, áp dụng thể chế tiên tiến theo thông lệ quốc tế và đặc biệt có môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo cơ hội tối đa cho nhân tài. Bên cạnh đó, chúng tôi hiểu rõ dịch vụ là một ngành kinh doanh “mềm”, chất lượng và sự khác biệt sẽ nằm trong chính con người cung ứng dịch vụ đó.

Do đó, OCB không chỉ có những sản phẩm phù hợp với thị trường mà còn tập trung xây dựng con người có đầy đủ phẩm chất của người làm dịch vụ: “Chuyên nghiệp nhưng linh động trong công việc, dày dạn kinh nghiệm nhưng sẵn sàng đổi mới, tận tâm và hết lòng phục vụ khách hàng”.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác