Thuận lợi
Có thể nói, hầu hết những diễn biến xoay quanh bán đảo Triều Tiên hiện nay đều có hướng đi tích cực. Trong mối quan hệ liên Triều, người phát ngôn Nhà Xanh (Phủ Tổng thống Hàn Quốc) Kim Eui-kyeom, ngày 25-7 cho biết Hàn Quốc đang thảo luận với các nước liên quan trong khi để ngỏ mọi khả năng về thời điểm và cách thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên.
Có thể nói, hầu hết những diễn biến xoay quanh bán đảo Triều Tiên hiện nay đều có hướng đi tích cực. Trong mối quan hệ liên Triều, người phát ngôn Nhà Xanh (Phủ Tổng thống Hàn Quốc) Kim Eui-kyeom, ngày 25-7 cho biết Hàn Quốc đang thảo luận với các nước liên quan trong khi để ngỏ mọi khả năng về thời điểm và cách thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên.
Trước đó, có tin cho rằng Hàn Quốc đang tìm cách tuyên bố chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên vào cuối tháng 8. Đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp của Hàn Quốc xác nhận đang diễn ra các cuộc thảo luận về vấn đề này.
Kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 4, Hàn Quốc và Triều Tiên tiến hành nhiều cuộc đàm phán cấp chuyên viên để thảo luận về triển vọng hợp tác trong các lĩnh vực như lâm nghiệp, đường sắt và đường bộ. Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, thông qua văn phòng liên lạc, Seoul và Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục có các cuộc thảo luận về các dự án hợp tác và những vấn đề quan trọng khác.
Về những tiến bộ chậm hơn so với mong đợi của tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon, nhận định có thể khá khó khăn đối với cả Bình Nhưỡng và Washington để gạt bỏ quan hệ thù địch kéo dài 70 năm qua. Theo ông, cả Washington và Bình Nhưỡng cần có thời gian để đưa mọi thứ vào quỹ đạo.
Mặc dù có những nghi ngờ các cuộc thương lượng giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên về phi hạt nhân hóa đang đi vào ngõ cụt, nhưng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bác bỏ mọi suy luận. Mới đây, ông Trump đã hoan nghênh và đánh giá cao việc Triều Tiên bắt đầu dỡ bỏ bãi thử tên lửa chủ chốt.

Ông Trump nhấn mạnh “đã có cuộc gặp tuyệt vời với nhà lãnh đạo Kim Jong-un và dường như tình hình đang diễn ra tốt đẹp". Trước đó, trang mạng 38 North của Hoa Kỳ công bố những hình ảnh cho thấy dường như Bình Nhưỡng bắt đầu tiến trình dỡ bỏ một tòa nhà và một hệ thống hỗ trợ phóng tên lửa tại bãi phóng tên lửa Sohae. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cũng tuyên bố các thông tin trên "hoàn toàn phù hợp với cam kết" được nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đưa ra tại cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Trump hồi tháng 6 vừa qua.
Khó khăn
Còn tại Triều Tiên, báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền, mới đây đã gợi nhớ lại giai đoạn khó khăn của Triều Tiên hồi những năm 90 của thế kỷ trước. Đây là thời điểm quốc gia Đông Bắc Á này phải trải qua nạn nghèo đói cùng cực do mất nguồn viện trợ từ Liên Xô và các nước Đông Âu cũ và yêu cầu người dân thắt lưng buộc bụng.
Còn tại Triều Tiên, báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền, mới đây đã gợi nhớ lại giai đoạn khó khăn của Triều Tiên hồi những năm 90 của thế kỷ trước. Đây là thời điểm quốc gia Đông Bắc Á này phải trải qua nạn nghèo đói cùng cực do mất nguồn viện trợ từ Liên Xô và các nước Đông Âu cũ và yêu cầu người dân thắt lưng buộc bụng.
Báo này khẳng định dù phải mất nhiều thời gian để vượt qua giai đoạn khó khăn với việc thắt chặt chi tiêu, Triều Tiên vẫn thẳng tiến trên con đường đấu tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các nhà quan sát nhận định lời kêu gọi thắt chặt chi tiêu này có thể nhằm mục đích giảm bớt hy vọng của người dân Triều Tiên sau Hội nghị thượng đỉnh liên Triều, cũng như Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Nền kinh tế Triều Tiên đang ở mức yếu kém nhất trong vòng 20 năm qua. Theo ước tính của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia Đông Bắc Á này trong năm ngoái đã giảm khoảng 3,5% so với năm 2016, đánh dấu sự sụt giảm lớn nhất kể từ năm 1997. BOK cho rằng đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy các lệnh trừng phạt quốc tế đang áp đặt nhằm ngăn chặn chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia này.
“Cứu nước bằng thương mại”
Nhìn tổng thể, những cải cách của nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong 6 năm qua đã mang lại sự thay đổi rõ rệt trong xã hội Triều Tiên. Xét từ góc độ quan hệ thương mại, lệnh cấm vận quốc tế đã làm gia tăng sự phụ thuộc của Triều Tiên vào Trung Quốc. Năm 2015 kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên là 5,4 tỷ USD, chiếm 70% kim ngạch ngoại thương của Triều Tiên.
Nhìn tổng thể, những cải cách của nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong 6 năm qua đã mang lại sự thay đổi rõ rệt trong xã hội Triều Tiên. Xét từ góc độ quan hệ thương mại, lệnh cấm vận quốc tế đã làm gia tăng sự phụ thuộc của Triều Tiên vào Trung Quốc. Năm 2015 kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên là 5,4 tỷ USD, chiếm 70% kim ngạch ngoại thương của Triều Tiên.
Cũng trong năm này Triều Tiên lệ thuộc trên 50% vào thương mại với các nước, cho thấy kinh tế nước này cũng lệ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế. Theo số liệu của Cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc năm 2017, trong tình hình tổng kim ngạch ngoại thương của Triều Tiên sụt giảm, kim ngạch thương mại Trung-Triều đã tăng lên 94,8%, mức cao nhất trong lịch sử.
Tại Hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên ngày 20-4-2018, ông Kim Jong-un đã đề xuất “tập trung vào lý thuyết xây dựng kinh tế”, trên thực tế là sự kết thúc của chính sách “song tiến” (phát triển hạt nhân song song với phát triển kinh tế).
Theo nhà kinh tế học của Hungary Maria Csanadi, xét theo ý nghĩa này, sự chuyển đổi mô hình của Triều Tiên giống một “sự chuyển đổi mô hình không có chiến lược”, có vẻ như ông Kim Jong-un đã lợi dụng nguồn lực trong tay để khởi xướng một cuộc đọ sức quốc tế. Dù dựa vào sự giúp đỡ của bên ngoài để chuyển đổi mô hình, ông Kim đã thành công. Nói cách khác, Triều Tiên đã bắt đầu cải cách, còn tiến trình mở cửa trong thời gian tới cũng như mở cửa cho ai là vấn đề sống còn của Triều Tiên.
Nhưng bất kể thế nào, theo bà Csanadi, Triều Tiên đã chủ động có một bước đi quan trọng. Cộng đồng quốc tế không có lý do gì để không coi trọng, không có hành động tương ứng để bù đắp lại hợp lý cho những gì Triều Tiên đã “từ bỏ” và còn cần phải bảo vệ chế độ có thể trực tiếp đối thoại này. Vì vậy, đem đến cho Triều Tiên một con đường sống đã trở thành điều kiện tiên quyết và cơ sở cần thiết cho việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Để phù hợp với sự thay đổi chính sách của Triều Tiên, tiếp tục tăng cường lòng tin chính trị giữa các bên và tạo ra một bầu không khí tốt cho các bước đàm phán thiết thực sắp tới, các bên cần tiếp tục hành động.
Thứ nhất, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nên đánh giá lại tình hình hiện nay trên bán đảo Triều Tiên, phân tích động cơ và mục đích thực sự trong việc thay đổi chính sách của Bình Nhưỡng; đồng thời xem xét lại các nghị quyết trừng phạt Triều Tiên đã được thông qua trước đây, dựa trên nguyên tắc “vừa làm vừa quan sát”, từng bước nới lỏng các điều khoản trừng phạt riêng biệt và không trực tiếp liên quan đến việc phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Thứ hai, cho phép hủy bỏ các “biện pháp trừng phạt đơn phương” Mỹ-Nhật-Hàn áp đặt với Triều Tiên chưa được sự đồng ý của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Các hành động đơn phương chỉ làm tăng hành vi thù địch, không có lợi cho việc giải quyết bất cứ vấn đề nào.
Thứ ba, từng bước khôi phục viện trợ nhân đạo và dỡ bỏ lệnh cấm đối với Triều Tiên liên quan những lĩnh vực dân sự.
Tóm lại, Bình Nhưỡng đã sẵn sàng nỗ lực để thực hiện phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, cộng đồng quốc tế cũng cần phải có những bước hỗ trợ tương ứng và sự ủng hộ quyết đoán. Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc chung là bình đẳng về cam kết và hành động đi kèm giữa hai bên.