Tiếp tục chương trình hội nghị quốc tế về An toàn giao thông (ATGT) khu vực Đông Á lần thứ 12, sáng 19-9, các đại biểu tiếp tục thảo luận nội dung về phát triển giao thông vận tải tích hợp tại các thành phố châu Á; phát triển đường sắt đô thị và chiến lược tài chính cho châu Á; các vấn đề trong phát triển giao thông đô thị bền vững và đường sắt đô thị.
Tại phiên họp, TS Vũ Hồng Trường, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho rằng, để tạo ra một đô thị đáng sống cần phải có hệ thống giao thông đô thị được quy hoạch và phát triển bền vững. Trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển các phương thức vận tải hành khách công cộng nhanh, khối lượng lớn như xe buýt nhanh, đường sắt đô thị… là giải pháp căn cơ để tạo diện mạo mới cho đô thị Việt Nam.
Ông Trần Hữu Minh, Chuyên gia giao thông thuộc Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Việt Nam nhấn mạnh: Muốn phát triển vận tải hành khách công cộng an toàn, thân thiện với môi trường thì phải tạo ra những môi trường kể cả về mặt pháp lý, về mặt kết cấu hạ tầng để người dân có thể sử dụng phương tiện vận tải một cách thuận tiện, an toàn. Tất cả các giải pháp phải hướng tới phục vụ sự di chuyển của người dân, của con người chứ không phải di chuyển của phương tiện.
TS Jaehak Oh, Phó Viện trưởng Viện Giao thông Vận tải Hàn Quốc khuyến nghị các quy hoạch, thiết kế, vận hành giao thông phải hướng đến người sử dụng; mục đích của loại hình vận tải là phục vụ lợi ích cho người sử dụng. Cụ thể, các trung tâm trung chuyển giao thông phải được quy hoạch trước; việc quy hoạch mạng lưới giao thông cần được thực hiện sớm; hệ thống giao thông nên được cung cấp và vận hành theo các phương thức tiết kiệm chi phí nhất, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin.
Đề cập về vấn đề phát triển đường sắt đô thị, GS.TS Shigeru Morichi, Học viện Chính sách quốc gia Nhật Bản cho hay, ở các nước Châu Á trong đó có Việt Nam các thành phố lớn đa số có mật độ dân số cao nên phải rà soát tình hình giao thông một cách cẩn thận; bố trí phần đường dành cho người đi bộ, quy hoạch các chỗ đỗ xe. Đối với việc phát triển các dự án đường sắt đô thị đòi hỏi phải có các quy hoạch mang tính hiệu quả, có sự hỗ trợ đối với việc xây dựng, vận hành các tuyến đường sắt đô thị.
Tại phiên họp, TS Vũ Hồng Trường, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho rằng, để tạo ra một đô thị đáng sống cần phải có hệ thống giao thông đô thị được quy hoạch và phát triển bền vững. Trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển các phương thức vận tải hành khách công cộng nhanh, khối lượng lớn như xe buýt nhanh, đường sắt đô thị… là giải pháp căn cơ để tạo diện mạo mới cho đô thị Việt Nam.
Ông Trần Hữu Minh, Chuyên gia giao thông thuộc Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Việt Nam nhấn mạnh: Muốn phát triển vận tải hành khách công cộng an toàn, thân thiện với môi trường thì phải tạo ra những môi trường kể cả về mặt pháp lý, về mặt kết cấu hạ tầng để người dân có thể sử dụng phương tiện vận tải một cách thuận tiện, an toàn. Tất cả các giải pháp phải hướng tới phục vụ sự di chuyển của người dân, của con người chứ không phải di chuyển của phương tiện.
TS Jaehak Oh, Phó Viện trưởng Viện Giao thông Vận tải Hàn Quốc khuyến nghị các quy hoạch, thiết kế, vận hành giao thông phải hướng đến người sử dụng; mục đích của loại hình vận tải là phục vụ lợi ích cho người sử dụng. Cụ thể, các trung tâm trung chuyển giao thông phải được quy hoạch trước; việc quy hoạch mạng lưới giao thông cần được thực hiện sớm; hệ thống giao thông nên được cung cấp và vận hành theo các phương thức tiết kiệm chi phí nhất, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin.
Đề cập về vấn đề phát triển đường sắt đô thị, GS.TS Shigeru Morichi, Học viện Chính sách quốc gia Nhật Bản cho hay, ở các nước Châu Á trong đó có Việt Nam các thành phố lớn đa số có mật độ dân số cao nên phải rà soát tình hình giao thông một cách cẩn thận; bố trí phần đường dành cho người đi bộ, quy hoạch các chỗ đỗ xe. Đối với việc phát triển các dự án đường sắt đô thị đòi hỏi phải có các quy hoạch mang tính hiệu quả, có sự hỗ trợ đối với việc xây dựng, vận hành các tuyến đường sắt đô thị.