“Gà đẻ trứng vàng” với shophouse biển và mini hotel
Dòng sản phẩm shophouse biển và boutique hotel tại các dự án nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, được tích hợp các tiện ích du lịch – giải trí – nghỉ dưỡng, luôn được lòng nhà đầu tư bởi tính khan hiếm và khả năng sinh lợi bền vững. Yếu tố lợi nhuận đến từ việc các dự án nghỉ dưỡng lớn, được tích hợp nhiều tiện ích nội khu, có thể mang đến những trải nghiệm du lịch độc đáo hơn cho khách du lịch. Qua đó, những dự án này thu hút được lượng khách du lịch ổn định và đảm bảo được lợi nhuận trong việc kinh doanh của nhà đầu tư.
Thực tế, tại các trung tâm du lịch lớn như Hạ Long, Phú Quốc trước đây, loại hình bất động sản này cũng thường xuyên nằm trong tình trạng “cháy hàng”.
Một chuyên gia BĐS cho biết lượng tiêu thụ các sản phẩm bất động sản này tốt do hưởng lợi từ tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch và dịch vụ của các vùng, tỉnh ven biển. Chuyên gia này cũng nhận định hiện nay, nếu khách hàng có trong tay vài chục tỷ đồng, thay vì đầu tư vào các kênh tài chính khác, thì nên đầu tư vào shophouse biển, mini hotel, Boutique Hotel, để có thể vừa tối ưu hóa lợi nhuận vừa đảm bảo tính bền vững, lâu dài.
Những địa điểm để xây dựng các căn shophouse biển hay các khách sạn nhỏ luôn khan hiếm, và lúc nào cũng “cung không đủ cầu”. Khách hàng Lan Ngọc – một nhà đầu tư đến từ Hải Phòng – cho biết khoảng vài năm trở lại đây, chị chỉ tập trung đầu tư shophouse biển và mini hotel tại các dự án BĐS du lịch nghỉ dưỡng có nhiều tiện ích.
Điểm sáng nhờ lực đẩy hạ tầng
Về vị trí, Phan Thiết có khoảng cách lý tưởng kết nối với nhiều trung tâm đô thị du lịch như TP.HCM, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt. Tuy nhiên, du lịch vẫn chưa được phát triển đúng với kỳ vọng, nên địa phương này được xem như một viên ngọc ẩn của Việt Nam trong nhiều năm qua”.
Nếu như trước đây, hạ tầng kết nối khu vực là yếu tố lớn kìm hãm sự phát triển du lịch của Phan Thiết, thì nay, nút thắt này dần được tháo gỡ.
Theo đó, Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung kỳ vọng đến năm 2030 sẽ trở thành điểm nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực châu Á -Thái Bình Dương, định hướng phát triển mạnh du lịch biển và giải trí, du lịch thám hiểm và thể thao, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch chăm sóc sức khoẻ, nghỉ dưỡng và du lịch hội nghị (MICE).
Đến năm 2030, ngành dịch vụ này sẽ tạo ra khoảng 190.000 việc làm và đón ít nhất 17,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm từ 10-12%.
Bài toán mới về việc nâng cao hạ tầng, cơ sở lưu trú, chất lượng dịch vụ du lịch tại đây được đặt ra, nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho du khách và khiến họ muốn quay trở lại nhiều lần.