Phát triển ngành điện tử theo hướng bền vững

Phát triển ngành điện tử theo hướng bền vững

Công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân, có vị trí then chốt và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của mọi quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, hiện nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao như Samsung, LG, Foxconn, Fukang Technology, LG Display... Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất cũng phải đối mặt với rác thải điện tử. Làm gì để hướng đến việc phát triển bền vững nhưng thân thiện với môi trường?

CƠ HỘI PHÁT TRIỂN VẪN CÒN RẤT LỚN

Theo số liệu thống kế, tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện đã vượt qua dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 2 của Việt Nam kể từ năm 2019 đến nay. Trong kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp điện tử, Chính phủ xác định đây là ngành có vị trí then chốt trong nền kinh tế hiện đại và có tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Sự phát triển của công nghiệp điện tử sẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ khác. Và mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành một nước sản xuất lớn về thiết bị điện tử với công nghệ mới, thông minh và thân thiện với môi trường.

Nhà máy Samsung Việt Nam liên tục mở rộng sản xuất, cho thấy sức hút mạnh mẽ của môi trường đầu tư Việt Nam. Ảnh: QUANG PHÚC
Nhà máy Samsung Việt Nam liên tục mở rộng sản xuất,
cho thấy sức hút mạnh mẽ của môi trường đầu tư Việt Nam. Ảnh: QUANG PHÚC

Thực tế, dù trải qua 3 năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng ngành điện tử Việt Nam vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng cũng như kim ngạch xuất nhập khẩu. Theo báo cáo của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), năm 2022 ngành công nghiệp điện tử đạt kim ngạch xuất khẩu 114,4 tỷ USD, tăng khoảng 6% so năm 2021 và chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Điều đáng mừng, ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam hiện nay cơ bản sản xuất được hầu hết các sản phẩm thiết yếu như điều hòa nhiệt độ, tivi, máy giặt, điện thoại, máy in… Sự phát triển của ngành điện tử đã thu hút các nhà đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc ở lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử.

PGS.TS Bùi Thanh Tùng, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Nghiên cứu Điện tử - Viễn thông nhận định, tiềm năng cho các doanh nghiệp điện tử sắp tới có thể tập trung vào 2 lĩnh vực chính mà thị trường đang cần là chip và vi mạch. Về tổng thể, để phát triển các doanh nghiệp điện tử ở Việt Nam cũng mạnh dạn thay đổi cách quản trị, vận hành để đem lại những cách làm, các sản phẩm có tính trải nghiệm người dùng tốt hơn.

CƠ HỘI ĐI KÈM THÁCH THỨC

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định, tiềm năng cho ngành công nghiệp điện tử cũng kèm theo những thách thức mà ngành này đang phải đối mặt. Thứ nhất, là Nhà nước phải kịp thời điều chỉnh chính sách thu hút FDI có chọn lọc khi làn sóng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam.

Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, việc điều chỉnh chính sách thu hút FDI, Việt Nam cần nâng cấp chính sách thu hút vào tăng trưởng xanh, chuyển đổi số và kết nối chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp FDI, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia. Cùng với đó, hoàn thiện thể chế, pháp luật, trong đó có việc nội luật hoá thuế tối thiểu toàn cầu, xử lý tốt quan hệ nội lực với ngoại lực; hiện đại hoá hạ tầng kinh tế - xã hội và đẩy mạnh cải cách hành chính quốc gia...

Ngành công nghiệp điện tử có vị trí then chốt trong nền kinh tế và có tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác, nhưng cũng kèm theo những thách thức đang phải đối mặt là rác thải điện tử trong sản xuất với nhà kho và nhà xưởng được xây dựng theo lối truyền thống
Ngành công nghiệp điện tử có vị trí then chốt trong nền kinh tế và có tác động mạnh mẽ đến các ngành
công nghiệp khác, nhưng cũng kèm theo những thách thức đang phải đối mặt là rác thải điện tử
trong sản xuất với nhà kho và nhà xưởng được xây dựng theo lối truyền thống

Thứ hai, đây là một trong những ngành có lượng rác thải phát triển nhanh. Số liệu thống kê cho thấy, có hơn 51 triệu tấn chất thải điện tử đã được tạo ra trên toàn thế giới vào năm 2021, và con số này dự kiến sẽ tăng lên 68 triệu tấn vào năm 2030. Rác thải điện tử có chứa rất nhiều hợp chất khác nhau, chủ yếu là kim loại và các hợp chất cao phân tử (đồ gia dụng cũ, hỏng; các vi mạch, bo mạch điện tử từ các thiết bị điện, điện tử cũ; các phụ kiện công nghệ cũ; các đồ dùng, thiết bị điện, điện tử khác đã qua sử dụng hoặc hư hỏng... gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Bên cạnh những thách thức trên, các doanh nghiệp điện tử cũng đang dần chuyển đổi phương thức sản xuất, lựa chọn công nghệ kỹ thuật tiên tiến, vật liệu có tính chất bền vững, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động. Các doanh nghiệp cũng có xu hướng lựa chọn các vật liệu cho nhà máy, nhà xưởng, nhà kho hướng đến tính bền vững và để tăng tính bảo quản các sản phẩm điện tử, linh kiện điện tử, hạn chế sự hỏng hóc có thể tạo ra rác thải điện tử. Việt Nam đang nổi lên là một trong những trung tâm sản xuất của khu vực và thế giới ở các ngành nói chung và ngành công nghiệp điện tử nói riêng trong suốt hơn một thập kỷ qua. Ngoài giải pháp trên, nhu cầu thuê nhà xưởng “xanh” theo hướng cao tầng hiện nay của các doanh nghiệp cũng ở mức cao trước bối cảnh diện tích đất cho xây dựng nhà máy, nhà kho ngày càng hạn hẹp.

Nhà máy Goertek Vina Nghệ An sử dụng tôn COLORBOND®, sản phẩm đạt chứng nhận "Nhãn xanh” từ Hội đồng công trình xanh Singapore cho vật liệu xây dựng bền vững

Nhà máy Goertek Vina Nghệ An sử dụng tôn COLORBOND®, sản phẩm đạt chứng nhận "Nhãn xanh”
từ Hội đồng công trình xanh Singapore cho vật liệu xây dựng bền vững

Năm 2022, thị trường nhà xưởng cao tầng tại Việt Nam có nguồn cung khoảng hơn 513.000 m2, 70% số này tập trung ở miền Nam. Dự báo của CBRE, 5 năm tới có khoảng 1 triệu m2 nhà xưởng. Và mô hình này đang ngày càng phổ biến với nhiều dự án hiện đang được triển khai xây dựng tại các tỉnh, thành lớn như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Hải Dương và Bắc Ninh.

Tuy nhiên, việc thuê nhà xưởng “xanh” cũng chỉ trong ngắn hạn. Hiện nhiều doanh nghiệp trong nước đã ý thức và tính đến việc tự thân áp dụng khoa học tiên tiến trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng nhà xưởng để thu hút khách hàng, giảm giá thành sản phẩm, tận dụng nguồn lực sẵn có đang chiếm số đông. Và một trong những nguồn cung nguyên liệu cho xây dựng các nhà xưởng “xanh” được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là thương hiệu của NS BlueScope Việt Nam. Đây là doanh nghiệp đã có hơn 130 năm kinh nghiệm từ Australia.

Theo lãnh đạo NS BlueScope Việt Nam, thời gian qua để đáp ứng được nhu cầu thị trường, BlueScope đã ra mắt dòng tôn mạ màu đầu tiên trên thị trường dành riêng cho ứng dụng sandwich panel cho phòng sạch và vách kiến trúc. Đại diện của BlueScope khẳng định, dòng sản phẩm chuyên biệt này được tích hợp những công nghệ mới nhất của ngành tôn mạ thế giới, đồng thời là sản phẩm duy nhất trên thị trường giúp giải quyết các “bài toán khó” của chủ đầu tư khi xây dựng các công trình, đặc biệt là công trình ngành điện tử như: độ bền, kháng tĩnh điện (với giải pháp cho phòng sạch), thẩm mỹ,…

Các tin khác