Nasdaq có khởi đầu một năm tốt nhất trong 4 thập kỷ
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 285,18 điểm, tương đương 0,84%, đóng cửa ở mức 34.407,60. S&P 500 tiến 1,23% lên 4.450,38 và Nasdaq Composite cộng 1,45% lên 13.787,92.
Các cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn chịu trách nhiệm cho phần lớn mức tăng trưởng của thị trường năm 2023 đã bức phá vào thứ Sáu. “Gã khổng lồ” chip trí tuệ nhân tạo Nvidia nhảy vọt 3,6%, nâng mức tăng hàng năm lên hơn 189%. Netflix tăng khoảng 2,9%, trong khi Meta Platforms, Microsoft và Amazon lần lượt cộng 1,9%, 1,6% và 1,9%. Apple đã thêm 2,3% để đóng cửa trên mức vốn hóa thị trường 3 nghìn tỷ đô la.
Ngoài ra, cổ phiếu của Nike đã vượt qua xu hướng tăng chung của thị trường. “Gã khổng lồ” may mặc đã bốc hơi 2,7% sau khi báo cáo lợi nhuận hàng quý thấp hơn dự kiến.
Thứ Sáu đánh dấu một ngày quan trọng đối với các nhà đầu tư, khi báo cáo tháng 6, báo cáo quý 2 và nửa đầu năm được công bố. Sáu tháng qua chứng kiến những cái tên tăng trưởng chậm lại vào năm 2022 đã quay trở lại thị trường khi lời hứa về trí tuệ nhân tạo và hy vọng kết thúc chiến dịch lãi suất của Fed đã nâng những “người chơi” công nghệ lớn lên một tầm cao đáng kinh ngạc.
Bất chấp đà tăng mạnh này, một số nhà đầu tư ở Phố Wall kỳ vọng sẽ có biến động trong nửa cuối năm và khả năng chốt lời từ các nhà đầu tư hưởng lợi từ đợt tăng giá. Anna Han, chiến lược gia cổ phiếu tại Wells Fargo Securities, cho biết điều này, cùng với việc thay đổi kỹ thuật, có thể dẫn đến hành động đi ngang hoặc giảm nhẹ trong S&P.
Một số liệu khác về dự báo lạm phát đáng khích lệ - chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi, thước đo được Fed theo dõi chặt chẽ, tăng ít hơn dự kiến trong tháng Năm.
Dầu ghi nhận mức giảm hàng quý thứ tư liên tiếp
Dầu thô Brent tăng 56 cent, tương đương 0,8%, ở mức 74,90 USD. Trong 3 tháng tính đến hết tháng 6, hợp đồng đã hạ 6%.
Dầu thô WTI của Hoa Kỳ tiến 78 cent, tương đương 1,1% ở mức 70,64 USD/thùng. WTI đã công bố mức giảm hàng quý thứ hai liên tiếp, sụt khoảng 6,5% trong 3 tháng gần nhất.
Giá dầu đã chịu áp lực từ việc tăng lãi suất ở các nền kinh tế chủ chốt và sự phục hồi chậm hơn dự kiến trong sản xuất và tiêu dùng của Trung Quốc.
Các dấu hiệu tăng cường hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ và sự sụt giảm mạnh trong kho dự trữ dầu của Hoa Kỳ vào tuần trước đã mang đến một số hỗ trợ.
Trong phiên, dầu thô được hỗ trợ bởi báo cáo của Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho thấy lạm phát hàng năm tăng vào tháng trước với tốc độ chậm nhất trong 2 năm.
John Kilduff, đối tác tại Again Capital LLC ở New York, cho biết các dấu hiệu lạm phát vừa phải “có thể khiến Fed không tăng lãi suất một lần nữa”.
Thị trường cũng được hỗ trợ bởi sự điều chỉnh tăng nhu cầu đối với dầu thô và các sản phẩm tinh chế tại Hoa Kỳ.
Dữ liệu EIA cho thấy nhu cầu đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ giảm nhẹ xuống 20,446 triệu thùng/ngày trong tháng 4 nhưng vẫn mạnh theo mùa.
Giá dầu cũng được thúc đẩy từ kế hoạch cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 7 của Ả Rập Xê Út bên cạnh thỏa thuận chung của OPEC+ nhằm hạn chế nguồn cung vào năm 2024.
Các nhà phân tích của HSBC cho hay: “Bất chấp thông báo về 2 đợt cắt giảm mới từ OPEC+/Saudi Arabia, giá dầu thô phần lớn vẫn ở mức dưới 80 USD/thùng do thị trường ít bị chi phối bởi các nguyên tắc cơ bản và nhiều hơn bởi các mối quan ngại về kinh tế vĩ mô.”
Một cuộc khảo sát của Reuters với 37 nhà kinh tế và nhà phân tích cho thấy giá dầu sẽ gặp khó khăn trong năm nay khi những “cơn gió ngược” kinh tế toàn cầu kéo dài.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết các công ty năng lượng của Mỹ trong tuần này đã cắt giảm số lượng giàn khoan dầu và khí tự nhiên hoạt động tuần thứ chín liên tiếp kể từ tháng 7/2020.