Quá tải hạ tầng (B2): Khu Nam chưa đông đã quá tải

(ĐTTCO) - Hướng Nam TPHCM là một trong những khu vực đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong những năm qua, đây cũng là nơi có nguồn cung căn hộ, nhà phố rất lớn ra thị trường. Tuy nhiên, hạ tầng kết nối khu Nam với trung tâm TP dần trở nên quá tải, nhiều ý kiến lo ngại tình trạng này ngày càng trầm trọng khi các dự án có cộng đồng cư dân vào ở ngày một tăng lên.

(ĐTTCO) - Hướng Nam TPHCM là một trong những khu vực đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong những năm qua, đây cũng là nơi có nguồn cung căn hộ, nhà phố rất lớn ra thị trường. Tuy nhiên, hạ tầng kết nối khu Nam với trung tâm TP dần trở nên quá tải, nhiều ý kiến lo ngại tình trạng này ngày càng trầm trọng khi các dự án có cộng đồng cư dân vào ở ngày một tăng lên.

Quá tải hạ tầng (B1): Tân Phú dày đặc chung cư

Những cây cầu kết nối quá tải

Theo khảo sát của Công ty CBRE Việt Nam, trong quý III-2015, số căn hộ chào bán mới tại TPHCM lên đến 10.114 căn, trong đó nguồn cung mới của khu Nam (gồm quận 7, 8 và huyện Nhà Bè) chiếm 36% với 36 dự án, có hơn 10 dự án hiện đang mở bán với số lượng hàng ngàn căn hộ. Còn theo số liệu của Hiệp hội BĐS TPHCM (HOREA), năm 2015 thị trường BĐS TPHCM đã chào đón 41.787 căn hộ từ 78 dự án, đa số tập trung ở phía Đông và phía Nam TP. Trong năm 2016, thị trường BĐS khu Nam được dự báo sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn. Theo ghi nhận của ĐTTC, trong những năm gần đây BĐS khu Nam đã phát triển rất sôi động, khu vực này sẽ là trọng tâm phát triển của TPHCM trong khoảng 1-2 năm tới do quỹ đất còn rất lớn.

Nguyên tắc của phát triển đô thị là hạ tầng giao thông phải đi trước một bước để đáp ứng sự phát triển đó. Các tòa nhà văn phòng, chung cư cần phải đầu tư gần các trục giao thông chính và đầu tư phương tiện giao thông công cộng mới giảm thiểu tình trạng ách tắc. Tuy nhiên, vấn đề này dường như luôn đi sau tại khu Nam, trong khi đó TP lại xác định chiến lược “tiến ra biển” tại khu Nam. Do đó, để thực hiện được mục tiêu này ngay bây giờ TP cần phải nhanh chóng chỉnh sửa và đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông tại khu vực này.

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, Phó CT Hội Quy hoạch Kiến trúc TPHCM

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này khu Nam TPHCM đã xuất hiện tình trạng quá tải về giao thông, nhất là vào giờ cao điểm buổi sáng và cuối giờ chiều, luôn xảy ra tình trạng kẹt xe. Hiện tại khu vực từ trung tâm TP hướng về quận 4, quận 7, quận 8 và huyện Nhà Bè chủ yếu lưu thông trên 3 trục đường chính là Nguyễn Tất Thành (từ cầu Khánh Hội quận 1 về quận 4 và quận 7), đường Trung Sơn (từ quận 5 về quận 8 và quận 7), đường Khánh Hội (nối quận 1 ra quận 4 về đường Nguyễn Hữu Thọ quận 7). Ghi nhận của ĐTTC vào một sáng chủ nhật ngay giao lộ Nguyễn Văn Linh-Huỳnh Tấn Phát (quận 7) đến chân cầu Tân Thuận (cầu cũ) vẫn thường xuyên diễn ra tình trạng ùn ứ do hàng đoàn xe container và xe tải ra vào cảng trên đoạn đường này. Một người chạy xe ôm đậu tại ngã tư này cho biết, trừ chủ nhật, còn ngày thường tình trạng kẹt xe, ùn ứ giao thông diễn ra thường xuyên, nhất là giờ cao điểm do công nhân khu chế xuất Tân Thuận tan ca, hàng ngàn người di chuyển từ trung tâm ra quận 7, Nhà Bè và ngược lại sau giờ làm việc, học hành… Tại chân cầu Kênh Tẻ kết nối quận 7 với quận 4 để vào trung tâm quận 1 cũng không khá hơn. Tình trạng ùn ứ, kẹt xe thường xuyên diễn ra, nhất là vào giờ cao điểm, chỉ cần một va chạm nhỏ trên đường giao thông liền trở nên tê liệt.

 Nếu như cách đây khoảng 10 năm, khi TP tiến hành đầu tư xây dựng hàng loạt cây cầu, tuyến đường để phá bỏ thế “độc đạo” với khu Nam, nhiều người kỳ vọng tình trạng giao thông khu vực này sẽ được cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên việc đầu tư cho giao thông đã không theo kịp sự phát triển của toàn bộ khu vực này.

Thiếu tầm nhìn dài hạn

Mặc dù quỹ đất khu Nam còn khá nhiều để phát triển giao thông, tuy nhiên một số con đường mới mở và việc phê duyệt các dự án dọc những con đường này đã nhanh chóng lạc hậu, trở nên quá tải. Đường Nguyễn Hữu Thọ và đường Lê Văn Lương (quận 7, Nhà Bè) được xem là một trong những tuyến giao thông chính yếu tại khu Nam kết nối TPHCM với Long An, nhưng mới đưa vào sử dụng đã quá tải do quy hoạch bất cập. Những con đường này khi xây dựng có thể không được xem là trục chính kết nối 2 quận nên chỉ có 2 làn xe. Hành lang quá ít nên nhiều dự án chung cư xây tràn ra muốn mở rộng cũng không dễ. Đường Lê Văn Lương quá chật hẹp, nhiều cây cầu sắt có “tuổi thọ” hơn 50 năm trên tuyến đường này đã xuống cấp trầm trọng. Vụ sập cầu Ghềnh (Biên Hòa, Đồng Nai) mới đây làm cho người dân qua lại khu vực này càng lo lắng hơn.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HOREA, cho rằng để khu Nam phát triển hài hòa ngay từ bây giờ TP cần xây dựng đồng bộ hạ tầng kết nối tới khu vực này. Chẳng hạn như có thêm những cây cầu như cầu Kênh Tẻ (để kết nối trung tâm TP vào quận 7) và các cây cầu khác để kết nối thêm khu vực Nhà Bè, cũng như xây dựng nút giao thông tại Phú Mỹ Hưng để đảm bảo giao thông không bị ách tắc. Đồng thời, nâng cấp tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ để giao thông thông suốt. “Phát triển BĐS khu vực phía Nam TP sẽ giúp giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, đồng thời biến nơi đây thành một cực phát triển kinh tế của TP. Vì thế, ngân sách Trung ương cũng như địa phương nên ưu tiên đầu tư cho hạ tầng giao thông khu vực này, nếu không sau này chúng ta sẽ tốn rất nhiều tiền để giải bài toán kẹt xe” - ông Châu nói.

Cầu Kênh Tẻ dẫn vào khu Nam đang quá tải trong khi nhiều dự án tại đây đang được đầu tư rầm rộ. Ảnh: LONG THANH 
 Cầu Kênh Tẻ dẫn vào khu Nam đang quá tải trong khi nhiều dự án tại đây đang được đầu tư rầm rộ. Ảnh: LONG THANH

Cầu Kênh Tẻ dẫn vào khu Nam đang quá tải trong khi nhiều dự án







tại đây đang được đầu tư rầm rộ. Ảnh: LONG THANH

Nỗ lực khai thông

TPHCM đang rất nỗ lực đầu tư hạ tầng giao thông khu Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và đô thị hóa khu vực này. 2016 sẽ là năm đột phá hạ tầng khu Nam khi sắp tới đây TP sẽ tiếp tục đầu tư thêm hàng loạt dự án trọng điểm. Điển hình là dự án cầu Thủ Thiêm 4, nối từ đường Nguyễn Văn Linh đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm ( quận 2) với tổng chiều dài 2.000m đã được UBND TPHCM cho phép CTCP BĐS Phát Đạt (PDR) nghiên cứu đầu tư theo hình thức BT và dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Việc xây dựng cây cầu này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ quận 7 đến quận 2 và quận 1. Công trình cầu Kênh Tẻ 2 trong dự án đường trục Bắc - Nam và một cây cầu từ quận 4 bắc qua quận 7 từ hướng đường Nguyễn Tất Thành cũng sẽ được xây dựng. Theo quy hoạch, một tuyến metro cũng sẽ chạy qua khu Nam kết nối với cảng Hiệp Phước. Trước mắt TPHCM sẽ đầu tư nâng cấp nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ bằng hệ thống hầm chui với tổng vốn đầu tư lên đến 2.600 tỷ đồng. Cụ thể tại giao lộ này sẽ xây đảo tròn trung tâm (đường kính 60m) và 2 hầm chui cùng các nhánh trên đường Nguyễn Văn Linh với kinh phí gần 840 tỷ đồng, sau đó sẽ xây thêm 2 cầu vượt, 2 hầm chui với kinh phí khoảng 1.780 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, con đường vành đai song song với đường Nguyễn Hữu Thọ cũng được dự kiến khởi công vào cuối năm nay để “chia lửa” với đường Nguyễn Hữu Thọ, điểm đầu sẽ kết nối với đường Nguyễn Văn Linh và kết nối vào đường Nguyễn Khoái (quận 4).

Các tin khác